Phan Phu Tiên sinh cuối thời Trần, khoảng chừng 1370-1371, tên chữ là Tín Thần, hiệu là Mặc Hiên.Cụ thân sinh ra ông là ông Phan Quang Minh vốn người làng Thu Hoạch, tổng Canh Hoạch, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An, nay là xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sau đó chuyển về làng Vẽ - Từ Liêm - Hà Nội và Phan Phu Tiên được sinh ra ở đây.
Phan Phu Tiên là nhà sử học, nhà nghiên cứu văn học và nhà giáo nổi tiếng đầu đời Lê. Ông chính là người viết tiếp nối quyển Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu từ sau Trần Thái Tông đến đầu đời Lê Sơ - Lê Thái Tổ.
Sự nghiệp
Có tài liệu cho rằng ông từng thi đỗ Thái Học Sinh đời Trần Thuận Tông nhưng trong hầu hết các sách để lại đều chép rằng ông chỉ thi một lần duy nhất là khoa Minh Kinh đầu tiên dưới triều Lê Thái Tổ.
Sau khi thi đỗ, Phan Phu Tiên được đưa vào làm việc ở Quốc Tử Giám, sau đó là Quốc Sử viện.
Năm 1435, ông được triều đình cử về giữ chức An Phủ Sứ vùng Thiên Trường (Nam Định ngày nay) rồi Hoan Châu (Nghệ An-Hà Tĩnh ngày nay).
Năm 1448, vua Lê Nhân Tông vời ông kinh giữ chức Quốc Tử Giám bác sĩ tri Quốc sử viện.
Năm 1459, Phan Phu Tiên theo lệnh vua bắt tay vào biên soạn Đại Việt sử kí tục biên (nối tiếp theo Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu) ghi lại lịch sử nước ta từ sau đời Trần Thái Tông đến đầu đời Lê Thái Tổ. Sau này, Ngô Sĩ Liên đã dựa vào cuốn sách này để biên soạn những phần có liên quan trong Đại Việt sử kí toàn thư.
Sử sách không thấy chép năm mất của ông.
Ngày nay, ở quê hương ông, làng Vẽ (Đông Ngạc) - Từ Liêm - Hà Nội vẫn còn đền thờ ông. Tại trung tâm Hà Nội cũng có phố mang tên ông
Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2009
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét