Thứ Ba, 23 tháng 6, 2009

LÊ THÁNH TÔNG

Lê Thánh Tông ( 20 tháng 7[1] năm Nhâm Tuất 1442 – 30 tháng 1 năm Đinh Tỵ 1497[1]), là vị vua thứ năm của nhà Hậu Lê, trị vì từ năm 1460 đến 1497. Ông tên thật là Lê Tư Thành (黎思誠), còn có húy khác là Lê Hạo (. Ông được các sử gia đánh giá là minh quân bậc nhất của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông cũng được xem là một nhà văn hoá và một người coi trọng hiền tài.

Trong lúc trị vì, Lê Thánh Tông đã đề xuất nhiều cải cách trong hệ thống quân sự, hành chính, kinh tế, giáo dục và luật pháp. Ngoài ra, ông đã mở mang bờ cõi Đại Việt bằng cách đánh chiếm kinh đô của vương quốc Chiêm Thành (1471), sáp nhập một phần lãnh thổ Chiêm Thành vào Đại Việt; đồng thời có cuộc hành quân về phía Tây đất nước (1479).

Thụy hiệu do vua con Lê Hiến Tông đặt cho ông là Sùng thiên Quảng vận Cao minh Quang chính Chí đức Đại công Thánh văn Thần vũ Đạt hiếu Thuần hoàng đế.

Thân thế

Lê Tư Thành, hiệu Thiên Nam Động chủ là con thứ 4 của vua Lê Thái Tông (1434-1442) và bà tiệp dư Ngô Thị Ngọc Dao, con gái Thái bảo Ngô Từ.

Lên ngôi

Khi bà tiệp dư Ngô Thị Ngọc Dao có thai Lê Tư Thành, bà đã bị bà phi Nguyễn Thị Anh mưu hại. Nguyễn Trãi và người thứ thiếp là Nguyễn Thị Lộ đã cứu giúp Ngọc Dao và đưa đi lánh nạn. Lê Tư Thành được sinh ra ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất 1442, ở chùa Huy Văn (ngày nay thuộc quận Đống Đa, Hà Nội).

Lê Tư Thành vốn không phải là người sẽ kế vị, theo chính danh. Từ nhỏ, ông được giáo dục ở Quốc Tử Giám, giống như người anh cùng cha khác mẹ là Lê Nhân Tông (Lê Bang Cơ - con bà Nguyễn Thị Anh) đang làm vua Đại Việt.

Năm 1459, người anh cả cùng cha khác mẹ của Nhân Tông là Lê Nghi Dân tiến hành đảo chính và sát hại Lê Nhân Tông. Nghi Dân lên ngôi. Tư Thành không bị vua anh sát hại trong vụ này mà được cải phong làm Gia vương.

Chín tháng sau, một cuộc đảo chính thứ hai do Nguyễn Xí và Đinh Liệt cầm đầu đã giết chết Lê Nghi Dân. Nguyễn Xí và Định Liệt là 2 tướng thân cận của Lê Thái Tổ vẫn còn sống sót sau các biến cố chính trị kể từ khi vua Thái Tổ mất. Ban đầu, các đại thần định mời anh thứ hai của Tư Thành là Cung vương Lê Khắc Xương (em Nghi Dân, anh Bang Cơ) lên ngôi nhưng Khắc Xương từ chối không muốn nhận ngôi báu. Họ đề nghị Lê Tư Thành ra làm vua và ông đã chấp thuận. Về sau, vua Thánh Tông nghe lời gièm, Cung vương bị bức tử.[2]

Ngày 8 tháng 6, năm Canh Thìn 1460, Lê Tư Thành lên ngôi, lấy niên hiệu là Quang Thuận. Năm đó, ông chỉ mới 18 tuổi. Ông chỉ định Nguyễn Xí và Đinh Liệt vào các chức quan cao nhất của triều đình, nắm giữ binh quyền.

[sửa] Mở rộng Đại Việt

Nam tiến

Tiến trình Nam tiến của Đại ViệtBài chi tiết: Chiến tranh Việt-Chiêm 1471
Xem thêm: Nam tiến và Chiếu thư đánh Chiêm
Năm 1452, Ma Ha Quý Do được vua Minh Đại Tông phong làm chúa Chiêm Thành. Sau đó Quý Do bị Bàn La Trà Duyệt, người ở Thị Nại sát hại và cướp ngôi. Trà Duyệt chết, truyền ngôi cho em là Trà Toàn (Pau Kubah). Trà Toàn được sử sách Việt Nam mô tả là: “hung hãn, hoang dâm, bạo ngược”.

Trà Toàn bỏ tiến cống nhà Lê, thường xâm lấn biên giới phía nam Đại Việt. Năm 1470, Trà Toàn sai sứ thần sang cầu viện nhà Minh, thân hành đem 10 vạn quân thủy, bộ cùng voi ngựa đến đánh úp Hóa Châu. Viên tướng trấn giữ Hóa Châu Phạm Văn Hiển chống không nổi, phải đóng cửa thành chống giữ, cho người phi người phi ngựa đem văn thư cáo cấp về kinh đô Thăng Long.

Tháng 10 năm 1470, vua Lê Thánh Tông sai Nguyễn Đình Mỹ và Quách Đình Bảo đem việc Chiêm Thành đánh úp biên giới sang báo cáo với nhà Minh.[7]

Lê Thánh Tông quyết định chinh phạt, sát nhập lãnh thổ Chiêm Thành vào Đại Việt. Ông bá cáo với dân chúng trong nước biết một cách công khai và rõ ràng về lý do xuất quân, bằng chiếu thư đánh Chiêm. Ông thân chinh cầm 200.000 quân tiến vào đất Chiêm Thành.

Tháng 3 năm 1471, kinh đô Đồ Bàn của Chiêm Thành thất thủ. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, hơn 30.000 người Chiêm bị bắt, trong đó có chúa Trà Toàn. 40.000 lính Chiêm Thành đã tử trận.

Bấy giờ 1 tướng Chiêm là Bô Trì Trì chạy về đất Phan Lung, cử sứ sang cống và xin xưng thần với Đại Việt. Theo Việt Nam Sử Lược, vua Thánh Tông có ý muốn làm cho Chiêm Thành yếu đi, mới chia đất Chiêm ra làm 3 nước, phong 3 vua: 1 nước gọi Chiêm Thành, 1 nước nữa là Hóa Anh và 1 nước nữa là Nam Phan.[8]

Sau khi Trà Toàn bị bắt, em là Trà Toại trốn vào núi, sai người sang cầu cứu nhà Minh và xin phong vương. Được tin, Lê Thánh Tông sai Lê Niệm đem 3 vạn quân vào đánh, Trà Toại bị bắt giải về kinh. Về sau, vua nhà Minh sai sứ sang bảo Thánh Tông phải trả đất cho Chiêm Thành, nhưng ông nhất quyết không chịu.[9]

Sau chiến thắng, Lê Thánh Tông thực hiện chính sách mới, bình định và Việt hóa dân chúng người Chiêm Thành và sáp nhập lãnh thổ miền bắc Chiêm Thành (từ đèo Hải Vân tới bắc Phú Yên ngày nay) vào Đại Việt. Tháng 6 năm 1471, lãnh thổ miền bắc Chiêm Thành được lập thành thừa tuyên Quảng Nam và vệ Thăng Hoa.

Tây tiến

Sau khi Đại Việt đánh hạ Chiêm Thành, nhiều vương quốc láng giềng phía Tây bắt đầu cử sứ thần đến ra mắt và đưa cống phẩm. Nhà Minh cũng dè dặt phản đối việc làm của Lê Thánh Tông. Vào năm 1479, Đại Việt lại tấn công thêm Bồn Man, Muang Phuan, Lan Xang (những vương quốc nằm phần lớn thuộc Lào ngày nay), Ayutthaya, Chiang Mai (những vương quốc thuộc Thái Lan ngày nay).

Năm 1480, quân đội của Lê Thánh Tông lấn chiếm Nan, khu vực khi đó thuộc Lannathai. Cuối cùng, quân Đại Việt tiến xa lên đến sông Ayeyarwady của vương quốc Ava (thuộc Miến Điện ngày nay).

Năm 1485, Đại Việt đưa thêm Melaka (thuộc Malaysia ngày nay) vào danh sách các nước chư hầu có nghĩa vụ cống phẩm cho Đại Việt, cùng Chiêm Thành, Chân Lạp, Lan Xang, Chiang Mai, Ayutthaya và Java (thuộc Indonesia ngày nay).

Đánh Lão Qua

Năm 1479, có tù trưởng xứ Bồn Man là Cầm Công làm phản, xúi giục người Lão Qua cầm binh quấy nhiễu miền tây Đại Việt.[10][11] Lê Thánh Tông liền sai Thái uý Lê Thọ Vực cùng các tướng Trịnh Công Lộ, Lê Đình Ngạn, Lê Lộng và Lê Nhân Hiếu chia quân làm 5 đạo đi từ Nghệ An, Thanh Hóa và Hưng Hóa đánh đuổi quân Lão Qua tới sông Kim Sa giáp với Miến Điện.[12] Quân Đại Việt toàn thắng.[13]

Đánh Bồn Man

Gây nên cuộc chiến Lão Qua là cũng vì họ Cầm ở Bồn Man muốn làm phản Đại Việt.[14]

Nguyên đất Bồn Man trước đã xin nội thuộc, đổi thành châu Quy Hợp dưới quyền các tù trưởng họ Cầm. Sau đổi thành phủ Trấn Ninh, và đặt quan phủ huyện để trị vì. Nay Cầm Công, với sự giúp đỡ của người Lão Qua, bèn đánh đuổi quân Đại Việt, rồi ra quân chống giữ với quan quân.

Vua Lê Thánh Tông bèn ngự giá thân chinh, nhưng khi tới Phù Liệt, được tin quân Đại Việt thắng Lão Qua thì rút về và cử Lê Niệm đem quân đi đánh. Kết quả là những người Bồn Man ra hàng, tù trưởng là Cầm Công cũng tử trận.

Sau đó, Thánh Tông phong người họ Cầm Công và Cầm Đông làm Tuyên Uý Đại Sứ và đặt lại quan cai trị như trước.

Quan hệ với Trung QuốcĐại Việt bấy giờ có lệ xưng thần với nhà Minh, nhưng vua Lê Thánh Tông vẫn hết lòng phòng bị mặt bắc. Thỉnh thoảng có những thổ dân sang quấy nhiễu, thì lập tức vua cho quan quân lên dẹp yên và cho sứ sang Trung Quốc để phân giải mọi sự cho minh bạch. Có lần được tin có người nhà Minh đem quân qua địa giới, Thánh Tông liền cho người do thám thực hư. Ông thường bảo với triều thần:

Ta phải giữ gìn cho cẩn thận, đừng dể ai lấy mất 1 phân núi, 1 tấc sông do vua Thái Tổ để lại.

Nhà vua có lòng vì nước như thế, nên nhà Minh dẫu có muốn dòm ngó cũng chẳng dám làm gì. Vả lại quân Đại Việt bấy giờ đi đánh Lào, Chiêm nên thanh thế bao nhiêu, nhà Minh cũng phải lấy lễ nghĩa mà đãi Đại Việt, quan hệ giữa hai nước vẫn được hoà bình

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét