Thứ Ba, 23 tháng 6, 2009

HỒ VĂN HUÊ

Hồ Văn Huê sinh năm 1917, tại thị xã Tân An (Long An) và mất năm 1976, tại thành phố Hồ Chí Minh

Hồ Văn Huê sinh trưởng trong một gia đình trung lưu miệt vườn, nhưng ông lại được người anh trai thành đạt sớm nuôi ăn học. Sau khi tốt nghiệp trung học, Hồ Văn Huê được anh trai cho ra Hà nội học tại trường Đại học Y khoa.
Trong thời gian ở Hà Nội, Hồ Văn Huê tham gia tích cực phong trào yêu nước của học sinh sinh viên, hô hào thanh niên phải làm “cuộc cách mạng trong tâm hồm và tư tưởng”, phải trở về với cội nguồn những giá trị truyền thống, đạo đức cao đẹp của dân tộc…, nhằm định hướng tương lại, khích lệ lòng yêu nước của lớp trẻ, động viên lớp trẻ tham gia vào các tổ chức cứu quốc , đánh đổ đế quốc Pháp và chính quyền tay sai, đồng thời ông tham gia nhiều cuộc dã ngoại, cắm trại hè, tổ chức khám bệnh, cấp thuốc và dạy chữ Quốc ngữ cho đồng bào các địa phương.

Năm 1944, sau khi tốt nghiệp Trường đại học Y khoa Hà Nội, Hồ Văn Huê về Nam và làm việc tại Bệnh viện cao su Quảng Lợi.

Khi Cách mạng tháng tám thành công trên tòan Nam bộ, chính quyền kháng chiến bổ nhiệm ông giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Quảng Lợi, (tỉnh Bình Long). Và khi cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ bùng nổ, ông vào chiến khu miền Đông , công tác trong ngành quân y. Tại chiến khu, ông đã tập hợp được một đội ngũ y, bác sĩ, dược sĩ tên tuổi như Nguyễn Văn Hoa, Trần Văn Qua, Nguyễn An Trạch, Võ Cương, Phạm Văn Sổ… và nhiều y sĩ, y tá khác nhằm xây dựng ngành quân y phục vụ kháng chiến. Cũng tại chiến khu miền Đông, Hồ Văn Huê tham gia thành lập Ban Quân y Khu 7, sau đó ông được chính quyền kháng chiến bổ nhiệm làm Trưởng quân y vụ Khu 7…
Tại Ban quân y Khu 7, trên cơ sở thuốc men, dụng cụ y tế của Bệnh viện Thủ Dầu Một, bệnh viên cao su Quảng Lợi, Phú Riềng đã được các y, bác sĩ đưa ra chiến khu trước đó, Hồ Văn Huê đã lãnh đạo anh em chữa bệnh, phục vụ anh em thương, bệnh binh và nhân dân trong vùng căn cứ .

Cũng tại căn cứ miền Đông, từ năm 1947, Ban quân y Khu 7 đã mở nhiều lớp đào tạo y tá cung cấp cho quân, dân y các tỉnh Nam bộ. Đặc biệt , nhờ các cơ sở y tế ở Sài Gòn – Chợ Lớn giúp đỡ, ông đã cùng với nhiều y, bác sĩ, dược sĩ khác mở phòng Dược Khu 7, bào chế thành công nhiều loại thuốc tân dược phục vụ cho công tác phòng, chữa các bệnh nguy hiểm như sốt rét, kiết ly, sâu quảng…

Sau hiệp định Genève, Hồ Văn Huê tập kết ra Bắc, tiếp tục phục vụ trong ngành quân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét