Ngô Đức Kế (1878-1929) là một nhà báo, thành viên của phong trào Duy Tân, chống lại chế độ thuộc địa của Pháp tại Việt Nam đầu thế kỷ 20.
Tiểu sử
Quê hương của Ngô Đức Kế ở làng Trảo Nha, nay là thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước. Ông là hậu duệ của danh tướng Ngô Văn Sở, Ngô Phúc Vạn, Tiến sĩ Ngô Phúc Lâm thuộc dòng họ Ngô Phúc nhiều đời làm quận công, giữ các chức vụ trọng yếu của các triều Lê- Trịnh và Tây Sơn.
Năm 1901, ông đậu á khoa thi Đình và nhận danh hiệu tam giáp đồng tiến sĩ khoa Tân sửu.
Sau khi đỗ đại khoa, ông không ra làm quan mà liên kết với Lê Văn Huân, Đặng Nguyên Cẩn để hoạt động trong phong trào Duy Tân, lập ra lập Triều Dương Thương Dịch ở Vinh..
Năm 1908, ông bị Pháp bắt và bị đày ở Côn Đảo cho đến năm 1921.
Năm 1922, khi vừa mới ra tù ông tiếp tục hoạt động, làm chủ bút (Tổng biên tập) báo Hữu Thanh ở Hà Nội, sáng tác thơ vǎn, xuất bản sách tiến bộ, thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân ta.
Sau khi báo bị đóng cửa, Ngô Đức Kế mở Giác quần thư xã (1926), xuất bản một số sách tiến bộ: "Phan Tây Hồ di thảo" (1927), "Đông Tây vĩ nhân".
ông qua đời ngày 10/12/1929.
Thứ Ba, 23 tháng 6, 2009
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét