Bùi Đình Túy(1914 – 1967) cũng được biết đến như là Đinh Thúy, một trong những nhà báo ảnh thuộc vào hàng nổi tiếng nhất Việt Nam, sinh năm 1914 trong một gia đình nông dân ở xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Sinh ra với tình yêu và tài năng dành cho nghệ thuật, năm 21 tuồi Bùi Đình Túy đã một mình khăn gói ra Hà Nội và tìm đến trường Bách Khoa Hà Nội để tham gia các khóa học nhiếp ảnh và vẽ.
Một năm sau Ông tham gia nhóm sinh viên đình công ủng hộ cho mặt trận Đông Dương và bị trục xuất, Sau đó Ông vào Sài Gòn và làm việc cho một rạp chiếu phim Indochine Cinema với vai trò là một họa sĩ. Không lâu sau Ông bị chính quyền thuộc địa Pháp bắt giam vì những hoạt động chống đối. Nhưng Ông đã thoát được và tham gia vào phong trào Việt Minh hoạt động tại khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn.
Sau Cách Mạng Tháng Tám thành công năm 1945 Bùi Đình Túy làm việc tại văn phòng nhiếp ảnh.
Năm 1949 Ông được kết nạp vào Đảng Cộng Sản và đến năm 1953 Ông được xem là một nhiếp ảnh gia phục vụ chính trị của Đảng Cộng Sản tại khu vực Sài Gon - Chợ Lớn.
Năm 1954 Ông dẫn đầu phái đoàn nhiếp ảnh gia từ miền Nam ra miền Bắc. Năm 1956 ông giữ trọng trách Phó Giám đốc Thông tấn xã Giải phóng (TTXGP) và được vinh dự tháp tùng Hồ Chí Minh lần đầu tiên ghé thăm Ấn Độ năm 1958.
Để đáp ứng nhiều hơn những nhu cầu cần thiết của cơ quan Thông tấn xã Ông đã dẫn đầu một nhóm những nhiếp ảnh chuyên nghiệp sang Đức để học hỏi công nghệ làm nên ảnh màu và năm 1961 Ông đã mở một Studio Ảnh màu đầu tiên tại Hà Nội.
Năm 1965, chiến tranh Mỹ ngày càng leo thang, người đàn ông 50 năm tuổi với một nụ cười lạc quan và dịu dàng lại một lần nữa cùng chiếc ba lô đầy đạo cụ trên lưng đã xuyên qua dãy Trường Sơn tới vùng biên giới Tây Ninh - Campuchia. Nhiệm vụ quan trọng của Ông là bắt lấy những khoảng khắc của chiến tranh và xây dựng một đội ngũ phóng viên chiến trường cho Thông Tấn Xã Giải Phóng. Đó là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn trong hoàn cảnh thiếu thốn vế thiết bị cũng như cơ sở vật chất. Nhưng với bản lĩnh của một chí sỹ yêu nước, yêu nghề Ông đã thiết lập được những phòng tối di động, để có thể nhanh chóng mang đến cho thế giới, đặc biệt là mang đến cho đồng bào của mình những hình ảnh anh hùng cũng như bi kịch của chiến trang mang đến.
Năm 1967 Bùi Đình Túy, hy sinh tại Trảng Dầu, tỉnh Bình Long, Đông Nam Bộ trong một cuộc đánh bom của không quân Mỹ.
Ông đã để lại những tấm ảnh lịch sử mà tiêu biểu là ảnh quân ta đánh chiếm xe bọc thép của quân Pháp trong chiến dịch Sài Gòn đầu năm 1950; ảnh máy bay quân Pháp bị quân ta đánh rơi ngay trên đường Lý Văn Mạnh - Chợ Lớn, tháng 3/1950; ảnh Bác Hồ gắn Huân chương Sao Vàng cho Bác Tôn, ngày 19/8/1958, nhân dịp Bác Tôn tròn 70 tuổi. Và tấm ảnh Bác Hồ chụp chung với một số nhà báo, trong đó có nhà báo Đinh Thúy.
Để ghi nhận công lao của nhà báo liệt sỹ Đinh Thúy, TP HCM đã đặt một tên đường phố và một cây cầu ở quận Bình Thạnh mang tên Bùi Đình Túy.
Thứ Tư, 24 tháng 6, 2009
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét