Thứ Ba, 23 tháng 6, 2009

NGUYỄN BÁ TÒNG

Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng (1868-1949) là linh mục người Việt đầu tiên được tấn phong giám mục vào năm 1933, và chính thức làm giám mục giáo phận Phát Diệm từ năm 1935.

Thân thế
Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng sinh ngày 7 tháng 8 năm 1868 (ngày 19 tháng 6 năm Mậu Thìn) tại Gò Công. Cha của Nguyễn Bá Tòng là Giacôbê Nguyễn Gia Tuấn, nguyên cựu sinh viên Chủng viện Pesnang (Malaysia), quê ở họ đạo Tân Hòa tỉnh Gò Công, làm thông ngôn tại Gò Công một thời gian, mẹ là Maria Mađalêna Nguyễn Thị Chi.

Sau một thời gian làm việc tại Gò Công, cha của Nguyễn Bá Tòng về Trà Vinh. Năm 1878, khi Nguyễn Bá Tòng được 10 tuổi, ông gửi con vào trường Tiểu học La San Mỹ Tho. Khi ngôi trường bị đóng cửa năm 1880, Nguyễn Bá Tòng được gửi về Sài Gòn theo học Collège d’Adran, và tại đây, cậu được gặp Linh mục Jean Dépierre (tên Việt: Để, 1855-1898) giáo sư Tiểu chủng viện Sài Gòn kiêm Tuyên úy trường La san d’Adran.

Năm 1883, Linh mục Dépierre đỡ đầu cho Nguyễn Bá Tòng vào học Tiểu chủng viện dưới quyền Giám đốc lúc bấy giờ là Linh mục Thiriet nổi tiếng là một người thông thái. Những năm học ở Tiểu chủng viện, Nguyễn Bá Tòng luôn là một chủng sinh xuất sắc [1]. Ngày 24 tháng 9 năm 1887 Nguyễn Bá Tòng vào học Đại chủng viện Sài Gòn và cho tới năm 1896 thì tốt nghiệp.


[sửa] Sự nghiệp

[sửa] Quản lý Tòa giám mục Sài Gòn
Ngày 19 tháng 09 năm 1896, ngay sau khi Nguyễn Bá Tòng tốt nghiệp Đại chủng Viện Sài Gòn năm 28 tuổi, ông được Giám mục Jean Dépierre Giáo phận Sài Gòn (1895-1898) phong chức linh mục tại Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Linh mục Nguyễn Bá Tòng đảm nhiệm chức Quản lý Tòa Giám mục Sài Gòn liên tục trong 21 năm.

Trong thời gian này, trên cương vị Quản lý Tòa Giám mục, Linh mục Nguyễn Bá Tòng đã từng biểu lộ sự thương yêu đùm bọc những người bạn linh mục người Việt Nam bị thực dân Pháp bắt đày nơi Côn Đảo. Đó là 3 linh mục Đậu Quang Lĩnh (1868?-1930), Nguyễn Thần Đồng (1867-1944), Nguyễn Văn Tường (1853?-?). Cả ba vị linh mục này hưởng ứng phong trào Đông Du của lãnh tụ Phan Bội Châu (1867-1940) và sau bị lưu đày ra Côn Đảo[1].


[sửa] Quản xứ Bà Rịa và Tân Định
Sau nhiều năm giữ chức Quản lý Tòa giám mục Sài Gòn với nhiều trọng trách, do sức khỏe suy yếu nên ngày 02 tháng 04 năm 1917 Linh mục Nguyễn Bá Tòng được chuyển công tác đỡ vất vả hơn tại giáo xứ Bà Rịa với chức vụ Cha Sở (quản xứ). Tại Bà Rịa, Linh mục Nguyễn Bá Tòng đã đóng góp lớn trong các công tác xã hội như chỉ đạo cho xây cất trường học, nhà hát.

Đến tháng 09 năm 1926, Giám mục Sài Gòn Isidore Dumortier (tên Việt: Đượm, 1869-1941) thuyên chuyển Linh mục Nguyễn Bá Tòng về làm Cha sở giáo xứ Tân Định, một giáo xứ lớn bậc nhất Sài Gòn và kiêm Giám đốc Tân Định ấn quán, một nhà in lớn thành lập từ năm 1864, chuyên in phát hành sách báo đạo. Tại giáo xứ Tân Định, Linh mục Nguyễn Bá Tòng cũng cho xây dựng kiến tạo nhiều công trình như mở rộng nhà thờ, xây tháp chuông cao 52 mét, với đồ án tháp do linh mục thiết kế[1].


[sửa] Giám mục giáo phận Phát Diệm
Ngày 10 tháng 01 năm 1933, Đức Giáo hoàng Piô XI ra sắc lệnh bổ nhiệm Linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng làm Giám mục Hiệu tòa Sozopoli, giữ chức Giám mục phó với quyền kế vị giáo phận Phát Diệm[1]. Trong buổi tấn phong giám mục tại Đền thánh Phêrô, Roma, ngày 11 tháng 6 năm 1933, cùng Nguyễn Bá Tòng, còn có 4 giám mục khác đến từ châu Á là Đức cha Attipetty của Ấn Độ và ba giám mục Trung Hoa là Giuse Fan, Ts’oei và Mathêu Ly. Lần đầu tiên một người Việt được phong chức giám mục, là kết quả của một quá trình dài ngót nghét 4 thế kỷ từ khi công giáo du nhập vào Việt Nam.

Năm 1934, Giám mục Nguyễn Bá Tòng được bầu vào Ủy ban nghiên cứu về tài chính của Giáo hội Việt Nam.

Ngày 15 tháng 10 năm 1935, nhân ngày kỷ niệm 40 năm làm giám mục, Giám mục Alexandre Marcou Thành lãnh đạo giáo phận Phát Diệm từ giã Phát Diệm về Thanh Hóa nghỉ hưu. Giám mục Nguyễn Bá Tòng chính thức làm giám mục giáo phận này[1].


[sửa] Vai trò trong Giáo hội Công giáo Việt Nam
Công giáo du nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỷ 16 do các giáo sĩ người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, và tiếp đó là các giáo sĩ người Pháp. Các thế hệ linh mục công giáo nước ngoài này đã đóng góp không nhỏ cho sự phát triển về nhiều mặt của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam đương thời, không chỉ là việc hình thành các giáo phận, xây dựng hệ thống tổ chức của giáo hội công giáo Việt Nam, mà còn là sự phát triển văn hóa. Trong đó có thể nói đến Linh mục Alexandre de Rhodes với công lao Latinh hóa hệ chữ viết tiếng Việt góp phần hình thành chữ quốc ngữ ngày nay[2].

Năm 1922, trong chuyến tháp tùng vua Khải Định sang Pháp và đến Roma, ông Nguyễn Hữu Bài (1863-1935) đã dâng thỉnh nguyện thư tới Giáo hoàng Piô XI xin lập hàng giáo phẩm Việt Nam[1]. Tòa Thánh đã cử đặc sứ sang Việt Nam mở nhiều hội nghị ở Phát Diệm, Sài Gòn. Kết quả là Giám mục Alexandre Marcou (tên Việt: Thành, 1857-1939), giám mục giáo phận Phát Diệm giai đoạn 1901-1935, đã từ Phát Diệm vào Huế, Sài Gòn tiếp xúc thăm dò và được giám mục Sài Gòn giới thiệu Linh mục Nguyễn Bá Tòng, khi đó đang quản xứ Tân Định.

Khi Giáo hoàng Piô XI ban hành thông điệp Sự việc Giáo hội (Rerum Ecclesiae) nhằm cổ vũ việc trao quyền cho hàng giáo sĩ địa phương, giám mục Alexandre Marcou Thành là người đầu tiên hưởng ứng, với việc đề cử linh mục Nguyễn Bá Tòng làm giám mục phó với quyền kế vị ở giáo phận Phát Diệm vào năm 1933[3]. Linh mục Nguyễn Bá Tòng đã trở thành người Việt Nam đầu tiên được thụ phong chức giám mục[4], sau đúng 400 năm công giáo truyền vào vào Việt Nam[2].

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét