Phan Đình Phùng 1847[1] - 1895) hiệu là Châu Phong, là một nhà thơ và là một lãnh tụ của phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ 19 ở Việt Nam. Ông lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê từ năm 1885 đến năm 1895.
Thân thế
Phan Đình Phùng sinh ra và lớn lên tại làng Đông Thái, huyện La Sơn (nay là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình nho học. Cha ông là phó bảng Phan Đình Tuyến, các bác ông là chí sĩ Phan Đình Thông và cử nhân Phan Đình Thuật; chú ông là phó bảng Phan Đình Vận.
Nơi quan trường
Bút tích Phan Đình Phùng lưu giữ tại Viện Bảo tàng Lịch sử Việt NamNăm 1876, Phan Đình Phùng đỗ cử nhân. Năm sau (1877), ông thi đậu đình nguyên tiến sĩ, được bổ làm tri huyện Yên Khánh (tỉnh Ninh Bình). Do ông đánh đòn một cố đạo tên là Trần Lục (tục gọi là cụ Sáu) là người hay ỷ thế lực làm nhiều điều ức hiếp dân, nên ông bị triều đình bắt tội, triệu hồi về kinh đô Huế, sung chức Ngự sử đô sát viện.
Tại chức vụ này, ông tố cáo nhiều vụ khuất tất, do vậy có lần được vua Tự Đức khen là “ thử sự cửu bất phát, phùng Phùng nải phát” (việc này đã lâu không ai phát giác ra, nay gặp Phùng mới phát hiện được)[2], nên càng nổi danh về đức tính cương trực, ngay thẳng.
Năm 1882, ông dâng sớ đàn hặc thiếu bảo Nguyễn Chánh về việc “ứng binh bất viện” (cầm quân mà ngồi yên, không đi tiếp viện) khi Pháp tấn công thành Nam Định và về việc “ chẳng quan tâm đến dân tình ở Bắc Kỳ”.
Năm 1883, do bất đồng quan điểm với Tôn Thất Thuyết về việc phế vua Dục Đức, lập vua Hiệp Hòa, ông bị Tôn Thất Thuyết cách chức đuổi về quê nhà.
Năm 1884, Phan Đình Phùng được phục chức, rồi được bổ làm tham biện Sơn phòng Hà Tĩnh.
Hưởng ứng dụ Cần vương
Năm 1885, vua Hàm Nghi mưu việc kháng Pháp không thành phải chạy ra Tân Sở (Quảng Bình) lẩn tránh. Phan Đình Phùng đã quên nỗi hiềm khích riêng, nhanh chóng sát cánh cùng với Tôn Thất Thuyết chống Pháp. Hưởng ứng dụ Cần Vương[3] của vua, dù đang cư tang mẹ, Phan Đình Phùng vẫn đứng ra chiêu tập lực lượng từ khắp các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, để chống Pháp.
Phan Đình Phùng được vua phong chức tán lý quân vụ, lãnh đạo nghĩa quân xây dựng căn cứ tại hai huyện Hương Sơn, Hương Khê, thuộc Hà Tĩnh. Các tướng lĩnh theo giúp sức có các trí thức như tiến sĩ Phan Trọng Mưu, cừ nhân Phan Quảng và rất nhiều thủ lĩnh xuất thân từ nông dân và nhiều thành phần khác như Cao Thắng[4], Nguyễn Chanh, Nguyễn Trạch, Lê Văn Tạc, Phan Đình Phong, Phan Đình Can v.v...
Đêm 26 tháng 9 năm 1888, do Trương Quang Ngọc làm phản nên vua Hàm Nghi bị Pháp bắt rồi bị đày. Phan Đình Phùng đã đích thân bắt được Quang Ngọc và xử chém đầu vì tội bội phản.
Giữa năm 1889, dù Tôn Thất Thuyết đang ở Trung Quốc, vẫn sai người về khen ngợi, dặn dò và phong chức ông là Bình Trung tướng quân.
Suốt mười năm (1885 - 1895), bất chấp mọi khó khăn, gian khổ, cuộc khởi nghĩa do Phan Đình Phùng lãnh đạo đã giao chiến với Pháp nhiều trận, và đã gây cho đối phương nhiều tổn thất nặng nề, tiêu biểu nhất là trận Vụ Quang vào năm 1894.
Thấy không thể dùng sức mạnh quân sự để tiêu diệt được cuộc khởi nghĩa, người Pháp dùng mọi cách dụ dỗ, mua chuộc Phan Đình Phùng. Người Pháp còn lợi dụng các cộng sự như Lê Kinh Hạp, Phan Trọng Mưu, Võ Khoa, Hoàng Cao Khải viết thư lấy “tình xưa nghĩa cũ” để khuyên hàng, nhưng trước sau ông vẫn một lòng cự tuyệt. Người Pháp lại dùng Nguyễn Thân và những cộng sự khác ra sức đàn áp, bắt thân nhân và khai quật mồ mả tồ tiên ông, vẫn không làm ông sờn lòng.
Năm 1893, tướng tài của quân khởi nghĩa là Cao Thắng không may tử trận khiến Phan Đình Phùng bị mất một cộng sự đắc lực. Năm 1895, Pháp điều Nguyễn Thân phối hợp cùng công sứ Nghệ An là Duvillier đem 3.000 lính đi đàn áp cuộc khởi nghĩa Hương Khê. Quân chủ lực của Phan Đình Phùng bị đối phương bít đường tiếp vận, nên vũ khí, lương thực, quân số thảy đều thiếu thốn, khó bù đấp. Mỗi lần đối phương tấn công, nghĩa quân chỉ có thể chạy quanh từ núi Quạt rồi trở về núi Vụ Quang, và không thể ở đâu lâu quá 3 ngày.
Ngày 17 tháng 10 năm 1894, Phan Đình Phùng đã tập hợp lực lượng, đánh thắng một trận lớn, đối phương mất nhiều vũ khí và bị giết chết rất nhiều, nhưng vẫn không sao xoay chuyển được tình thế. Trận chiến thắng này cũng là trận cuối cùng. Quân Nguyễn Thân ngày một xiết chặt vòng vây, giữa lúc đen tối, Phan Đình Phùng bị bệnh lỵ nặng[5]và mất vào ngày 28 tháng 12 năm 1895, hưởng dương 49 tuổi. Thi hài ông được an táng bí mật dưới chân núi Quạt.
Mười hai ngày sau khi Phan Đình Phùng mất, Nguyễn Thân mới tới được căn cứ nghĩa quân. Do có người vì hám lợi điểm chỉ nên Nguyễn Thân đã tìm được mộ Phan Đình Phùng. Thân cho quật mồ, đổ dầu đốt cho xương thịt ông cháy thành tro, rồi trộn vào thuốc súng bắn xuống sông La[6].
Chủ tướng mất, nhiều tướng lãnh cũng vì sống lâu nơi rừng núi độc địa nên bị đau ốm và qua đời. Một số người rút qua Xiêm, một số ra hàng, một số khác như Tôn Thất Hoàng, Hiệp Tuân, Phan Đình Thoại, Tôn Thất Định... chiến đấu cho đến khi bị bắt. Thực dân Pháp đã cho xử tử cả thảy 23 người chỉ huy trong cuộc khởi nghĩa ở Hương Khê.
Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2009
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét