Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2009

NGUYỄN TRUNG NGẠN

Nguyễn Trung Ngạn (1289–1370), tự là Bang Trực, hiệu là Giới Hiên, đỗ Hoàng Giáp năm 16 tuổi.


Tiểu sử

Ông là người làng Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi (nay là huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên). Khoảng năm 1314–1315 ông được cử đi sứ sang đáp lễ nhà Nguyên. Ông làm quan tới chức Thượng thư, còn để lại tác phẩm nổi tiếng Giới Hiên thi tập.

Năm 1304, đỗ Hoàng giáp, cùng khoa với Mạc Đĩnh Chi. Năm 1313, làm gián quan. Năm 1314, đi sứ Nguyên. Sau đó, thăng an phủ sứ Thanh Hoá, Nghệ An, đại doãn ở kinh kiêm giữ Khu Mật viên nội. Năm 1337, đề nghị cho lập kho thóc cứu đói ở địa phương. Năm 1341, cùng Trương Hán Siêu biên soạn bộ “Hình thư” và “Hoàng triều đại điển”. Năm 1355, thăng nhập nội đại hành khiển khu mật viện. Về già, được phong tước Thân quốc công. Nguyễn Trung Ngạn có 84 bài thơ chép trong các sách: “Toàn Việt thi lục”, “Hoàng Việt thi tuyển”, “Việt âm thi tập”, “Nam Ông mộng lục”. Bài văn “Ma Nhai kỉ công” làm theo lệnh vua, ghi công chiến trận ở Đà Giang, khắc vào núi đá. Thơ Nguyễn Trung Ngạn phần lớn làm trên đường đi sứ, có lẽ là thơ sứ trình sớm nhất của Việt Nam. Nhà bác học Phan Huy Chú nhận xét: thơ Nguyễn Trung Ngạn “hào mại, phóng khoáng”, “khí cốt Đỗ Lăng”...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét