Nguyễn Thị Định (15 tháng 3 năm 1920 – 26 tháng 8 năm 1992) là nữ tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Tiểu sử
Bà Nguyễn Thị Định (còn gọi là Ba Định) sinh tại xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Năm 16 tuổi bà đã tham gia phong trào cách mạng địa phương, năm 1938 bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1945, bà tham gia giành chính quyền tại Bến Tre. Khi Chiến tranh Đông Dương nổ ra, năm 1946, bà tham gia tổ chức vượt biển, mở tuyến chi viện vũ khí cho Nam Bộ.
Sau khi Hiệp định Genève ký kết, bà bí mật ở lại hoạt động tại Bến Tre. Năm 1959, bà là người khởi xướng và lãnh đạo phong trào Đồng Khởi ở Mỏ Cày, Bến Tre và lan rộng ra khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ, hình thành "Đội quân tóc dài" nổi tiếng[1]. [2].
Năm 1960, bà tham gia xây dựng Quân Giải phóng miền Nam. Năm 1965, bà nhập ngũ, giữ chức Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam. Năm 1974, bà được phong quân hàm Thiếu tướng.
Sau năm 1975, bà giữ chức Thứ trưởng Bộ lao động Thương binh - Xã hội; năm 1980, Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Từ 1987 đến 1992, bà giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước.
Bà mất tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2009
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét