Thứ Hai, 22 tháng 6, 2009

NGUYỄN THÁI BÌNH

Nguyễn Thái Bình (14 tháng 1, 1948 - 2 tháng 7, 1972) là một sinh viên phản chiến Việt Nam bị bắn chết tại phi trường Tân Sơn Nhứt sau khi khống chế một chiếc máy bay. Sau cái chết, anh trở thành một biểu tượng cho phong trào phản chiến của sinh viên miền Nam Việt Nam vào thập niên 1960 và thập niên 1970.

Thiếu thời

Nguyễn Thái Bình sinh ngày 14 tháng 1, 1948 tại xã Tân Kim, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An[1], là con thứ hai trong 9 người con của bà Lê Thị Anh [2] và ông Nguyễn Văn Hai[3] (Thái Bình là con thứ ba trong 12 người con, trong đó 4 người đã chết nếu tính luôn Thái Bình[4]). Sau khi học xong tiểu học tại Cần Giuộc, Thái Bình theo cha lên Sài Gòn học tại trường Petrus Ký[3]. Cha anh, một thư ký đánh máy tại Ty Công tác Thương Cảng Sài Gòn, không làm đủ nuôi gia đình đông con, cho nên anh làm việc nhặt banh quần vợt để kiếm tiền phụ cha[1]. Trong lúc học trường trung học, anh cần cù học tập và tham gia một số hoạt động xã hội, nhưng chưa bao giờ tham gia biểu tình phản chiến như nhiều học sinh khác[4].

Năm 1966, Nguyễn Thái Bình thi đậu vào nhiều trường đại học và anh đã chọn vào trường Cao đẳng Nông Lâm sản.[3]


Du học tại Hoa Kỳ

Tháng 3 năm 1968, Nguyễn Thái Bình được Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cấp học bổng sang Mỹ để du học. Anh học tại một đại học cộng đồng ở Fresno, California một năm rồi chuyển đến Đại học Washington[3]. Là một sinh viên ưu tú trong ngành ngư nghiệp tại Đại học Washington, Thái Bình còn thích làm thơ, quyền Anh, và bóng đá[5].

Trong thời gian học tập tại Hoa Kỳ, anh đã tham gia vào các cuộc biểu tình chống Chiến tranh Việt Nam[5] Ngày 10 tháng 2 năm 1972, Nguyễn Thái Bình cùng 9 sinh viên Việt kiều khác đã đột nhập và chiếm tòa lãnh sự của Việt Nam Cộng hòa tại thành phố New York, yêu cầu đòi trả tự do cho 200.000 tù nhân chính trị tại Việt Nam, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức và giải thể "chế độ dã man", và Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam vô điều kiện.[6]. Anh bị cảnh sát bắt giữ vì đã đột nhập lãnh sự quán[7], nhưng học bổng USAID vẫn được duy trì cho đến khi chính quyền Nam Việt Nam yêu cầu rút học bổng vì các hoạt động chống chế độ nêu trên.[8].

Đến mùa xuân năm 1972, Bình bị mất học bổng để tiếp tục cao học tại Đại học Washington. Tại buổi lễ trao học vị của mình, Thái Bình đã phân phát truyền đơn phản chiến, làm gián đoạn nghi lễ.[5]

Gia đình Thái Bình không hề hay biết về các hoạt động chính trị của anh ta tại Hoa Kỳ. Trong lá thư gửi tổng thống Mỹ yêu cầu điều tra cái chết của Thái Bình, mẹ anh cho rằng sau khi anh tốt nghiệp đại học, chính phủ Việt Nam Cộng hòa đưa lệnh về nước để đóng góp cho đất nước[2]


Cái chết

Bài này hoặc đoạn này đang được viết.
Bạn có thể viết thêm cho bài này được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp để biết thêm về cách sửa đổi bài.

Trước khi về nước, Bình đã viết hai lá thư ngỏ gửi cho "những người yêu hòa bình và công lý trên thế giới" và tổng thống Richard Nixon, chỉ trích các hành động mà anh cho là tội ác chống lại nhân dân Việt Nam của Hoa Kỳ. Đồng thời, anh nêu rõ ý định chuyển hướng chuyến bay Pan-Am 841 đến Hà Nội[9] Trên chuyến bay về nước, ngày 2 tháng 7, một giờ trước khi đến Sài Gòn, Bình đã khống chế, ra lệnh chiếc máy bay Boeing 747 của hãng Pan America chuyển hướng tới Hà Nội. Tuy nhiên người phi công vẫn điều khiển chiếc máy bay đáp xuống Sài Gòn. Bình gửi viên phi công một yêu cầu thứ hai, viết bằng máu của chính mình, nhưng việc này không thành công và anh bị một viên cảnh sát Mỹ đang nghỉ mát bắn chết khi máy bay đáp tại sân bay Tân Sơn Nhất[10].

Tưởng niệm

Sau cái chết của Nguyễn Thái Bình, các bạn học của anh đã tưởng niệm anh tại Đại học Washington[5]. Một số tổ chức sinh viên Việt kiều cũng tổ chức các cuộc tưởng niệm anh.

Hiện nay tại Việt Nam, Bình được truyền thông nhà nước coi như một hình tượng đấu tranh chống Mỹ. Có một số trường được đặt tên theo Nguyễn Thái Bình và một quỹ học bổng dành cho học sinh nghèo học giỏi ở Việt Nam cũng được đặt tên theo anh. Tại thành phố Hồ Chí Minh, có một phường và một đường phố được đặt tên theo anh[3].


Câu nói

"Anh nghĩ thà rằng cho anh làm hạt cát phù sa để bón cho cây lúa của nông dân nghèo còn hơn làm viên kim cương lấp lánh trên tay bà mệnh phụ kênh kiệu, giàu có nhờ tham nhũng và bóc lột.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét