Thứ Hai, 22 tháng 6, 2009

NGUYỄN PHÚC CHU

Minh vương Nguyễn Phúc Chu (chữ Hán: 阮福淍, 1675 – 1725) là vị chúa Nguyễn thứ sáu của chính quyền Đàng Trong (ở ngôi từ 1691 đến 1725). Ông là người gốc Gia Miêu, huyện Tống Sơn, Thanh Hoá, Việt Nam.

Thân thế

Nguyễn Phúc Chu là con cả của Nghĩa vương Nguyễn Phúc Trăn. Mẹ ông là Tống Thị ở Tống Sơn, Thanh Hoá, con của Thiếu phó Quận công Tống Phúc Vinh, bà theo hầu Nghĩa vương từ khi ông chưa lên ngôi, sau khi Phúc Trăn lên ngôi, bà được lập lầm cung tần, khi sinh được con trai thì càng được chúa yêu quý. Bà phi của Nghĩa vương vì vị nể nên đã đem Phúc Chu về nuôi.

Nguyễn Phúc Chu được nuôi ăn học cẩn thận, văn hay chữ tốt, đủ tài văn võ. Khi nối ngôi chúa mới có 17 tuổi (1691), lấu hiệu là Thiên Túng đạo nhân,một hiệu mới mẻ sùng đạo Phật, gọi là Chúa Minh.


Nghiệp chúa

Minh vương là một vì chúa hiền và có tài. Khi mới lên ngôi, ông quan tâm chiêu hiền đãi sĩ, cầu lời nói thẳng, nạp lời can gián, bỏ xa hoa, bớt chi phí, nhẹ thuế má giao dịch, bớt hình ngục. Ông còn cho xây dựng một loạt chùa miếu, mở hội lớn ở chùa Thiên Mụ, chùa Mỹ Am. Bản thân chúa cũng ăn chay ở vường Côn Gia một tháng trời, phát tiền gạo cho người nghèo. Bờ cõi yên ổn do chiến tranh Trịnh - Nguyễn đã tạm ngừng 30 năm.


Mở mang lãnh thổ

Ông mở rộng bờ cõi đất đai xuống phía Nam, đạt được nhiều thành tựu như:

Đặt phủ Bình Thuận năm Đinh Sửu 1697 gồm các đất Phan Rang, Phan Rí trở về Tây.
Đặt phủ Gia Định.
Chia đất Đông Phố, lấy sứ Đồng Nai làm huyện Phúc Long, dựng dinh Trấn Biên (Biên Hòa).
Lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn, lập xã Minh Hương.
Nguyễn Phúc Chu làm rất nhiều thơ, ông có nhiều bài thơ khóc vợ với tình ý tha thiết. Ông là người rất đông con: 146 người con gồm 38 người con trai.

Về sau, nhà Nguyễn truy tôn ông là Hiển Tông Hiếu Minh hoàng đế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét