Nguyễn Phạm Tuân (? – 1887) là một người yêu nước, nhà thơ Việt Nam. Quê ông ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Ông là một nhân vật trong Phong trào Cần Vương.
Khi đi thi, ông đỗ Cử nhân; làm tri phủ Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1883, khi được tin triều đình Huế đầu hàng thực dân Pháp, Nguyễn Phạm Tuân đã treo ấn từ quan.
Năm 1885, ông hưởng ứng chiếu Cần Vương, ông đã được phong chức Tán tương Quân vụ Quân thứ ở tỉnh Quảng Bình. Vào năm 1886, lại được phong chức Thượng tướng; cùng Lê Trực và hai người con của Tôn Thất Thuyết trực tiếp phò vua Hàm Nghi chống Pháp ở Tuyên Hoá. Ông đã từng tổ chức đột nhập thành Quảng Bình để giết quan Bố chánh Nguyễn Đình Dương; một người cộng tác với Pháp.
Đến đầu 1887, ông bị trúng đạn của đội quân Pháp, bị bắt và mất vì vết thương quá nặng.
Tác phẩm còn được biết đến của ông là bài thơ "Đề miếu Nguyễn Biểu" và "Câu đối làm khi bị bắt" với nhiều nghĩa khí[1]. Tên ông được đặt cho một đường phố ở Hà Nội.
Thứ Hai, 22 tháng 6, 2009
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét