Thứ Tư, 24 tháng 6, 2009

AN DƯƠNG VƯƠNG


Nguồn gốc

Tới nay có các thuyết khác nhau về An Dương Vương nói chung và nguồn gốc của An Dương Vương nói riêng.

Người Âu Việt phía bắc Lạc Việt

Cùng tồn tại ở vùng Bắc Bộ vào thời kỳ Hồng Bàng, có các bộ tộc Âu Việt sống xen kẽ với người Lạc Việt và người Thái. Cuối thời kỳ Hồng Bàng, các bộ tộc Âu Việt lập ra nước Thục ở mạn đông bắc của Văn Lang (thuộc khu vực đông nam Quảng Tây ngày nay), nhưng vẫn thường xuyên giao lưu với Lạc Việt. Đến đời Thục Phán, đã chiếm hết đất đai của các Hùng Vương, thống nhất nó với lãnh thổ Âu Việt thành nước Âu Lạc (ghép tên Âu Việt và Lạc Việt). Thục Phán tự xưng là vua năm 257 TCN, hiệu là An Dương Vương, đóng đô ở Phong Khê (nay là vùng Cổ Loa, huyện Đông Anh - Hà Nội).

Con cháu nước Thục ở Trung Hoa

Có thuyết cho rằng gia đình Thục Phán là hậu duệ của các vua Khai Minh nước Thục thời Chiến Quốc, chạy về phía Nam để tránh bạo loạn vào cuối thời Chiến Quốc và khi nhà Tần nổi lên. Thục Phán đã đến vùng lãnh thổ của người Âu Việt (nay là đông nam Quảng Tây, tây nam Quảng Đông, Trung Quốc và đông bắc Việt Nam) gây dựng lực lượng quân sự tại đây.
Tuy nhiên, thuyết này bị nhiều nhà nghiên cứu nghi ngờ. Khoảng cách từ Tứ Xuyên tới miền Bắc Việt Nam là khoảng 3000 km*, và khoảng thời gian từ khi nước Thục bị Tần diệt (316 TCN) đến khi An Dương Vương lên ngôi ở Việt Nam (257 TCN) là gần 60 năm.
Ghi chú: thực ra khoảng cách từ thung lũng Tứ Xuyên tới đông nam Quảng Tây ngày nay chỉ khoảng 700km-1000km (xem bản đồ Trung Quốc) chứ không phải 3000km. Với khoảng cách này thì con cháu vua Thục (Shu)-Tứ Xuyên chỉ cần đi qua tỉnh Quý Châu là tới Quảng Tây được, nên thuyết cho rằng Thục Phán là con cháu của dòng họ Thục-Tứ Xuyên cũng hợp lý
Sách "Ngược dòng lịch sử" của GS Trần Quốc Vượng cho rằng sau khi nước Thục bị Tần diệt, con nhỏ vua Thục là Thục Chế được lập lên ngôi, lưu vong về phía đông nam. Tuy nhiên qua thế hệ Thục Chế vẫn phải lẩn trốn trước sự truy nã của Tần và không có cơ hội khôi phục nước Thục cũ. Cuối cùng tới con Thục Chế là Thục Phán thì hình thành quốc gia nằm ở phía bắc Lạc Việt của họ Hồng Bàng...

Nghi vấn

Mỗi giả thuyết nên trên đều có những chỗ đáng ngờ và chỗ đáng ngờ chung là: Cho tới đầu công nguyên thời Hai Bà Trưng, người Việt vẫn chưa có họ. Do đó họ Thục của An Dương Vương là một vấn đề nghi vấn. Tựu chung, cả hai thuyết đều có chỗ đúng và có thể ghép lại thành một diễn biến xâu chuỗi: Nước Thục (ở Tứ Xuyên ngày nay) mất năm 316 TCN. Sau vài lần chống Tần thất bại (xem bài nước Thục), con cháu chạy xuống phía đông nam và đóng ở phía bắc nước Văn Lang, sống với người Âu Việt. Sau một thời gian đứng vững, thủ lĩnh Âu Việt tiêu diệt thôn tính Lạc Việt. Trong trường hợp này, không hẳn thủ lĩnh Âu Việt đã là dòng dõi nước Thục cũ mà có thể chỉ là con cháu của tướng lĩnh, quan lại cũ của Thục, xưng làm họ Thục để thu phục nhân tâm vùng Âu Việt.
Bộ sử lâu đời nhất và gần thời An Dương Vương nhất là Sử ký Tư Mã Thiên chỉ nhắc tới nước Âu Lạc mà không nhắc tới An Dương Vương hay họ Thục.
Nhà nghiên cứu, tu sĩ Phật giáo Lê Mạnh Thát cho rằng truyền thuyết An Dương Vương đánh bại Hùng vương thứ 18 lập nên nhà nước Âu Lạc chỉ là một phiên bản của chuyện Mahabharata từ Ấn Độ truyền sang. Và thành Cổ Loa chưa chắc đã là thành do An Dương Vương cho xây dựng nên.

Lịch sử và truyền thuyết

Lập quốc

Đại Việt Sử ký Toàn thư chép: "Vua Hùng Vương có người con gái nhan sắc tuyệt vời tên gọi là Mỵ Nương. Vua nước Thục nghe tin, sai sứ cầu hôn. Vua Hùng Vương muốn gả nhưng Lạc Hầu can rằng: Thục muốn lấy nước ta, chỉ mượn tiếng cầu hôn đó thôi. Không lấy được Mỵ Nương, Thục Vương căm giận, dặn lại con cháu phải diệt Văn Lang mà chiếm lấy nước. Đời cháu Thục Vương là Thục Phán mấy lần đem quân sang đánh nước Văn Lang. Nhưng Vua Hùng Vương có tướng sĩ giỏi, đã đánh bại quân Thục. Vua Hùng Vương nói: Ta có sức thần, nước Thục không sợ hay sao? Bèn chỉ say sưa yến tiệc không lo việc binh bị. Bởi thế, khi quân Thục lại kéo sang đánh nước Văn Lang, vua Hùng Vương còn trong cơn say. Quân Thục đến gần, Vua Hùng trở tay không kịp phải bỏ chạy rồi nhảy xuống sông tự tử. Tướng sĩ đầu hàng. Thế là nước Văn Lang mất.

Có trích trong Đại Việt sử ký toàn thư "Giáp Thìn, năm thứ 1 [257 TCN], (Chu Noãn Vương năm thứ 58). Vua đã thôn tính được nước Văn Lang, đổi quốc hiệu là Âu Lạc. Trước kia vua nhiều lần đem quân đánh Hùng Vương, nhưng Hùng Vương binh hùng tướng mạnh, vua bị thua mãi. Hùng Vương bảo vua rằng: "Ta có sức thần, nước Thục không sợ ư ?" Rồi Hùng Vương bỏ không sửa sang võ bị, chỉ ham ăn uống vui chơi. Quân Thục kéo sát đến nơi, hãy còn say mềm chưa tỉnh, rồi thổ huyết nhảy xuống giếng chết, quân lính quay giáo đầu hàng Thục Vương."

Chống Tần

Cùng thời kỳ này, bên Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng sát nhập 6 nước sau nhiều năm hỗn chiến thời chiến quốc. Ông tiếp tục tham vọng xâm chiếm Bách Việt, vùng đất đai của các bộ tộc người Việt ở phía nam Trung Quốc và bắc Việt Nam ngày nay. Đạo quân xâm lược nhà Tần do Đồ Thư chỉ huy đã mon men vào lãnh thổ Âu Lạc nhưng gặp phải cuộc kháng chiến trường kì của Tướng Thục Phán. Sau 10 năm giao chiến, Đồ Thư bỏ mạng và quân Tần phải chạy về nước.
Năm 218 trước công nguyên, Tần Thuỷ Hoàng huy động 50 vạn quân chia làm 5 đạo đi chinh phục Bách Việt. Để tiến xuống miền Nam, đi sâu vào đất Việt, đạo quân thứ nhất phải đào con kênh nối sông Lương (vùng An Hưng, Trung Quốc ngày nay) để chở lương thực. Nhờ vậy, Đồ Thư thống lĩnh đã vào được đất Tây Âu, giết tù trưởng, chiếm đất rồi tiến vào Lạc Việt. Thục Phán được các Lạc tướng suy tôn làm lãnh tụ chung chỉ huy cuộc kháng chiến này. Khi Đồ Thư đem quân tiến sâu vào đất Lạc Việt, Thục Phán lãnh đạo nhân dân chống giặc . Quân Tần đi đến đâu, Nhân dân Việt làm vườn không nhà trống đến đó. Quân Tần dần lâm vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Khi quân Tần đã kiệt sức,vì thiếu lương , thì Quân dân Việt, do Thục Phán chỉ huy, mới bắt đầu xuất trận. Đồ Thư đã phải bỏ mạng trong trận này. Mất chủ tướng, quân Tần hoang mang mở đường tháo chạy về nước. Sau gần 10 năm kháng chiến, nhân dân Âu Việt – Lạc Việt giành được độc lập. Thục Phán củng cố và xây dựng lại đất nước.

Xây thành Cổ Loa

Sau chiến thắng trước quân Tần, Thục Vương quyết định giao cho tướng Cao Lỗ xây thành Cổ Loa nhằm củng cố thêm khả năng phòng thủ quân sự. Tục truyền rằng Thục An Dương Vương xây thành nhiều lần nhưng đều đổ. Sau có thần Kim Quy hiện lên, bò quanh bò lại nhiều vòng dưới chân thành. Thục An Dương Vương bèn cho xây theo dấu chân Rùa vàng. Từ đó, thành xây không đổ nữa. An Dương Vương cũng phát triển thuỷ binh và cho chế tạo nhiều vũ khí lợi hại, tạo lợi thế quân sự vững chắc cho Cổ Loa.

Thành Cổ Loa được xây bằng đất do thời ấy ở Âu Lạc chưa có gạch nung. Thành có 3 vòng. Chu vi ngoài 8 km, vòng giữa 6,5 km, vòng trong 1,6 km... Diện tích trung tâm lên tới 2 km². Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4-5 m, có chỗ 8-12 m. Chân lũy rộng 20-30 m, mặt lũy rộng 6-12 m. Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối. Khu vực Cổ Loa được coi là một nền đất yếu nên việc xây dựng thành Cổ Loa có thể khó khăn và thành bị đổ nhiều lần là dễ hiểu. Khi xẻ dọc thành để nghiên cứu, các nhà khảo cổ học phát hiện kỹ thuật gia cố thành của Thục Phán: chân thành được chẹn một lớp tảng đá. Hòn nhỏ có đường kính 15 cm, hòn lớn 60 cm. Xung quanh Cổ Loa, một mạng lưới thủy văn dầy đặc đã được tạo ra, thành một vùng khép kín, thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ thủy binh hùng mạnh. Thuở ấy, sông Thiếp – Ngũ Huyền Khê - Hoàng Giang thông với sông Cầu ở Thổ Hà, Quả Cảm (Hà Bắc) thông với sông Hồng ở Vĩnh Thanh (Đông Anh). Ngay sau khi xây thành, Thục An Dương Vương đã chiêu tập những thợ mộc giỏi, sử dụng gỗ ở địa phương đóng thuyền chiến. Nhân dân cũng được điều tới khai phá rừng đa (Gia Lâm), rừng Mơ (Mai Lâm), rừng dâu da (Du Lâm)... thành ruộng. Những hiệp thợ chuyên rèn vũ khí cũng xuất hiện, chế tạo côn, kiếm, dáo, mác và nỏ liên châu, mỗi phát bắn nhiều mũi tên. Có nhiều bằng chứng khảo cổ về sự tồn tại của hàng chục vạn mũi tên đồng, có thể dùng nỏ liên châu ở đây. Xem thêm truyền thuyết Cổ Loa.

Mắc kế thông gia

Ít lâu sau, Triệu Đà từ quận Nam Hải (Quảng Đông bây giờ) sang đánh Âu Lạc. Nhờ vào chuẩn bị quân sự tốt, An Dương Vương đã chống cự được hiệu quả. Triệu Đà buộc phải dùng kế nội gián bằng cuộc kết hôn giữa con trai mình, Trọng Thủy, và con gái An Dương Vương là Mỵ Châu. Sau khi nắm được bí mật quân sự của An Dương Vương thông qua con trai, Triệu Đà đã thành công trong việc chinh phục Âu Lạc, buộc An Dương Vương bỏ chạy và tự tử, kết thúc thời kỳ An Dương Vương.

Về năm mất của triều đại An Dương Vương, các tài liệu ghi chép khác nhau. Đa phần sách sử Việt Nam (Đại Việt Sử ký Toàn thư, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, Việt sử Tiêu án) đều chép là An Dương Vương mất nước năm 208 TCN. Sách giáo khoa của Việt Nam căn cứ vào Sử Ký của Tư Mã Thiên ghi nước Âu Lạc mất năm 179 TCN. Sở dĩ như vậy vì Sử Ký chép là Triệu Đà diệt nước Âu Lạc "Sau khi Lã Hậu chết", mà Lã Hậu chết năm 180 TCN, do đó nước Âu Lạc mất khoảng năm 179 TCN. Truyền thuyết An Dương Vương, Nỏ Thần, và con trai Triệu Đà là Trọng Thuỷ ở rể nước Việt có nhiều chỗ không hợp với Sử Ký của Tư Mã Thiên, mặc dầu Sử Ký là nguồn tư liệu sớm nhất mà các nhà viết sử Việt Nam có được để tham khảo.

Trong sử ký Tư Mã Thiên nói đến nước Âu Lạc có thể không chỉ Bắc Việt Nam ngày nay, nhiều khả năng thêm cả vùng Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây của người Bách Việt mà người Hán chưa mở rộng đến được. Triệu Đà xưng đế ở phương Nam gồm có cả các vùng này, vì vậy có thể giải thích chênh lệch thời gian Triệu Đà thắng An Dương Vương ở Bắc Việt Nam với thời gian Triệu Đà chiếm xong toàn bộ nước Âu Lạc theo Sử Ký.

Nếu việc Trọng Thủy chết theo vợ là đúng, thì điều này mâu thuẫn với thông tin về con của Thủy là Triệu Hồ. Triệu Hồ là cháu Triệu Đà, được nối ngôi ông nội khi cha đã mất, sử ghi Hồ mất năm 124 TCN, thọ 52 tuổi. Như vậy Hồ sinh năm 175 TCN. Nếu Thủy mất ngay năm 179 TCN thì không thể sinh ra Hồ. Do đó, theo truyền thuyết, Triệu Đà không diệt Âu Lạc ngay sau khi Lã Hậu chết như chép trong Sử Ký của Tư Mã Thiên (xem thêm bài Triệu Đà)
Tóm lại, câu chuyện về An Dương Vương và nỏ thần mang đậm màu sắc truyền thuyết, còn nhiều điều chưa sáng tỏ, nhưng theo nhà triết học Hegel thì "truyền thuyết ví như dàn giáo làm chống đỡ lịch sử, nếu gỡ bỏ truyền thuyết thì lịch sử có nguy cơ bị sụp đổ theo."
Sách Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục chép dẫn theo sách Thái bình hoàn vũ ký, phần Nam Việt chí của Nhạc Sử nhà Tống:
An Dương Vương cai trị Giao Châu, Úy Đà đem quân sang đánh. An Dương Vương có Cao Thông (Cao Lỗ) giúp đỡ, chế ra cái nỏ, bắn một phát giết chết quân [Nam] Việt hàng vạn người, bắn ba phát giết đến ba vạn. Triệu Đà biết rõ duyên cớ, liền lui về đóng ở Vũ Ninh, rồi cho con là Trọng Thủy sang làm tin, xin hòa hảo với nhau. Về sau, An Dương Vương đối xử với Cao Thông không được hậu, Cao Thông bỏ đi. An Dương Vương có người con gái là Mị Châu, thấy Trọng Thủy đẹp trai, liền phải lòng. Về sau, Trọng Thủy dụ dỗ Mị Châu đòi xem nỏ thần, Mị Châu đem cho xem. Trọng Thủy nhân đấy bẻ hỏng cái lẫy nỏ, rồi lập tức sai người ruổi về báo tin cho Triệu Đà. Triệu Đà lại đem quân sang đánh úp. Khi quân Triệu kéo đến, An Dương Vương đem nỏ ra bắn như trước, nhưng nỏ hỏng rồi! Quân Thục chạy tan tác. Triệu Đà phá được Thục.
Ngày nay, mẫu truyện lịch sử này đã được liệt vào một trong những dạng chiến tranh gián điệp rất sớm của lịch sử Việt Nam.

Đền thờ An Dương Vương gần Hà Nội

Di tích của thành Cổ Loa vẫn còn lưu lại cho đến nay, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía đông bắc. Đền thờ An Dương Vương nằm ở trung tâm di tích này. Các nghiên cứu khảo cổ học tại đây vẫn tiếp tục làm sáng tỏ các thời kỳ lịch sử mà thành đã trải qua.

ÂU DƯƠNG LÂN

Âu Dương Lân quê ở Tiền Giang, là con của cụ cử nhân Âu Dương Xuân(từng đỗ cử nhân hạng 9 khoa năm 1842). Theo truyền thống của gia đình Ông miệt mài cố gắng học tập, khoa thi năm 1858 ông đỗ cử nhân hạng 5, sau đó ông được cử ra làm quan và làm đến chức tri huyện(Tri huyện Kiến Xương), .

Khi giặc Pháp xâm chiếm Nam bộ, với tinh thần yêu nước của kẻ sĩ, với lòng căm thỉ giặc sâu sắc, ông đã sớm đứng trong hàng ngũ của những người kháng chiến. Với chức trách của một quan tri huyện giàu lòng yêu nước thương dân, ông đã tổ chức và phối hợp với những lãnh tụ nổi tiếng kháng Pháp lúc bấy giờ như Nguyễn Văn Chắt, Lê Công Thành, Phạm Văn Đổng nổi dậy khởi nghĩa đánh Pháp ở Vĩnh Long, Cần Thơ, Long Xuyên

Năm 1872, dân chúng các vùng lân cận tham gia khởi nghĩa ngày càng đông, các cuộc kháng chiến, phá đồn bốt giặc khắp vùng Cần Thơ, An Giang và Vĩnh Long... Nhưng phong trào khởi nghĩa của Âu Dương Lân thực sự lớn mạnh và gây tiếng vang lớn sau khi kết hợp được với Nguyễn Hưu Huân vừa được Pháp thả về. Ông đã cùng Thủ Khoa Huân xây dựng vững mạnh và tiếp tục kháng chiến tại vùng Định Tường suốt từ năm 1872 đến năm 1874. Đến giữa năm 1874 do thiếu thốn vũ khí, lương thực, nên lực lượng suy yếu dần. Cũng trong năm 1874, ông cùng nghĩa quân tiến công thành Mỹ Tho và đã thất bại, Rất nhiều người hy sinh và bị bắt, trong nhóm bị bắt có Nguyễn Hữu Huân. Bọn chúng đưa Nguyễn Hữu Huân lên Sài Gòn, rồi sau lại giải về Mỹ Tho giam giữ. Sau khi giở trò mua chuộc bị thất bại, thực dân Pháp xử tử Nguyễn Hữu Huân ngày 19-05-1875 (15-4) Ất Hợi tại quê nhà. Mấy tháng sau, Âu Dương Lân cũng bị thực dân Pháp bắt được và đem xử chém bên bờ sông Mỹ Tho.

Tên tuổi của Âu Dương Lân và những anh hùng đã tham gia khởi nghĩa sẽ được ghi mãi trong trang sử vàng oanh liệt của dân tộc Việt Nam.

BÀ LÊ CHÂN


Lê Chân (? - 43), là nữ tướng của Hai Bà Trưng. Bà được coi là người có công khai khẩn lập nên vùng đất đời sau phát triển thành thành phố Hải Phòng ngày nay.

Tiểu sử và sự nghiệp

Tương truyền bà quê làng An Biên (tên cổ là làng Vẻn), huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương (nay thuộc thôn An Biên, xã An Thủy, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Theo thần tích đền Nghè, cha Lê Chân là Lê Đạo và mẹ là Trần Thị Châu[1]. Bà là người có nhan sắc, giỏi võ nghệ lại có tài thơ phú nên tiếng đồn đến tai thái thú nhà Hán là Tô Định. Tô Định toan lấy bà làm thiếp nhưng bị cha mẹ bà cự tuyệt, theo truyền thuyết, chính vì thế họ đã bị sát hại. Lê Chân phải bỏ quê theo đường sông xuôi xuống phía Nam, đến vùng An Dương, cửa sông Cấm, thấy địa hình, đất đai thuận lợi bà dừng lại lập trại khai phá. Cùng với thân quyến và người làng mà bà cho đón ra, Lê Chân phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm và đánh bắt thủy hải sản tạo nên một vùng đất trù phú. Nhớ cội nguồn, bà đặt tên vùng này là An Biên trang. Cùng với phát triển sản xuất, bà chiêu mộ trai tráng để luyện binh và được sự ủng hộ của nhân dân quanh vùng. Binh sỹ của Lê Chân được huấn luyện chu đáo và có sở trường về thủy trận. Năm 40, khi Hai Bà Trưng dấy binh, bà đem theo binh lính gia nhập quân khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Trong các trận đánh, bà thường được cử làm nữ tướng quân tiên phong, lập nhiều chiến công. Sau khi thu phục 65 thành, Tô Định phải lui về nước, bà được Trưng Vương phong là Thánh Chân công chúa, giữ chức chưởng quản binh quyền nội bộ, đứng ra tổ chức, luyện tập quân sĩ, tăng gia sản xuất. Năm 43, Mã Viện lại đưa quân sang xâm lược, quân Hai Bà Trưng chống cự không nổi, hai Bà trầm mình xuống Hát Giang tự vẫn. Lê Chân cũng mất năm đó nhưng về cái chết của bà, theo truyền thuyết, có một số giả thiết sau:

Bà trầm mình theo Hai Bà Trưng tự vẫn.

Bà hy sinh khi chiến đấu tại vùng núi thuộc huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam hoặc trầm mình tự vẫn sau những cuộc chiến đấu ở vùng này.
Sau khi chống quân Mã Viện ở vùng sông Bạch Đằng không thành công, bà phải lui về hồ Tây rồi Mai Động, Hà Nội và hy sinh ở đây.
Theo truyền thuyết dân gian, trong các lễ hội, ngày 8 tháng 2 âm lịch là ngày sinh và 25 tháng 12 âm lịch là ngày mất của Lê Chân. Các vua đời sau cũng có chiếu phong bà là Thượng đẳng phúc thần công chúa

BÀ TRIỆU


Bà Triệu , còn gọi là Triệu Trinh Nương, tên thật là Triệu Thị Trinh hay Lệ Hải Bà Vương, hay Nhuỵ kiều tướng quân, sinh ngày 2 tháng 10 năm Bính Ngọ (226), là một trong những vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam, Bà Triệu còn được gọi là Triệu Ẩu theo cách gọi của người Trung Hoa ('"ẩu" nghĩa là bà già, bà lão). Bà là người Quan Yên, quận Cửu Chân, nay thuộc huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa và là em của Triệu Quốc Đạt.

Khởi nghĩa

Năm 246, bà đã cùng anh trai là Triệu Quốc Đạt dựng cờ khởi nghĩa và sau khi Triệu Quốc Đạt chết (248), bà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại sự xâm lược của quân Đông Ngô, do Lục Dận (cháu của Lục Tốn), thứ sử Giao Châu chỉ huy. Nhiều nghĩa binh đã tử trận vào năm đó. Theo Trần Trọng Kim trong Việt sử lược, bà chống đỡ với quân Đông Ngô được 5-6 tháng thì thua chạy đến xã Bồ Điền và tự tử. Khi ấy Triệu Thị Trinh mới 23 tuổi. Còn Lê Mạnh Thát dẫn Thiên nam ngữ lục và Ngụy chí mà kết luận rằng Bà Triệu đã không thua bởi tay Lục Dận, trái lại đã đánh bại Lục Dận. Lục Dận chỉ chiếm được vùng đất nay thuộc Quảng Tây. Bà Triệu đã giữ được độc lập cho đất nước đến khi Đặng Tuân được Tôn Hựu sai sang đánh Giao Chỉ vào năm 257.

Tại nơi bà mất là núi Tùng, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa vẫn còn di tích lăng mộ của bà, cách nơi bà mất không xa (ngay bên quốc lộ 1A) là khu thờ bà. Hằng năm, vào ngày 21 tháng 2 âm lịch, người dân trong vùng vẫn tổ chức tế giỗ bà để tưởng nhớ.

Hiện nay ở Hà Nội, tên bà được đặt tên cho một con đường: phố Bà Triệu.

Câu nói nổi tiếng

Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ[3], chém cá kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!

BÙI ĐÌNH TÚY

Bùi Đình Túy(1914 – 1967) cũng được biết đến như là Đinh Thúy, một trong những nhà báo ảnh thuộc vào hàng nổi tiếng nhất Việt Nam, sinh năm 1914 trong một gia đình nông dân ở xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Sinh ra với tình yêu và tài năng dành cho nghệ thuật, năm 21 tuồi Bùi Đình Túy đã một mình khăn gói ra Hà Nội và tìm đến trường Bách Khoa Hà Nội để tham gia các khóa học nhiếp ảnh và vẽ.

Một năm sau Ông tham gia nhóm sinh viên đình công ủng hộ cho mặt trận Đông Dương và bị trục xuất, Sau đó Ông vào Sài Gòn và làm việc cho một rạp chiếu phim Indochine Cinema với vai trò là một họa sĩ. Không lâu sau Ông bị chính quyền thuộc địa Pháp bắt giam vì những hoạt động chống đối. Nhưng Ông đã thoát được và tham gia vào phong trào Việt Minh hoạt động tại khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn.

Sau Cách Mạng Tháng Tám thành công năm 1945 Bùi Đình Túy làm việc tại văn phòng nhiếp ảnh.

Năm 1949 Ông được kết nạp vào Đảng Cộng Sản và đến năm 1953 Ông được xem là một nhiếp ảnh gia phục vụ chính trị của Đảng Cộng Sản tại khu vực Sài Gon - Chợ Lớn.

Năm 1954 Ông dẫn đầu phái đoàn nhiếp ảnh gia từ miền Nam ra miền Bắc. Năm 1956 ông giữ trọng trách Phó Giám đốc Thông tấn xã Giải phóng (TTXGP) và được vinh dự tháp tùng Hồ Chí Minh lần đầu tiên ghé thăm Ấn Độ năm 1958.

Để đáp ứng nhiều hơn những nhu cầu cần thiết của cơ quan Thông tấn xã Ông đã dẫn đầu một nhóm những nhiếp ảnh chuyên nghiệp sang Đức để học hỏi công nghệ làm nên ảnh màu và năm 1961 Ông đã mở một Studio Ảnh màu đầu tiên tại Hà Nội.

Năm 1965, chiến tranh Mỹ ngày càng leo thang, người đàn ông 50 năm tuổi với một nụ cười lạc quan và dịu dàng lại một lần nữa cùng chiếc ba lô đầy đạo cụ trên lưng đã xuyên qua dãy Trường Sơn tới vùng biên giới Tây Ninh - Campuchia. Nhiệm vụ quan trọng của Ông là bắt lấy những khoảng khắc của chiến tranh và xây dựng một đội ngũ phóng viên chiến trường cho Thông Tấn Xã Giải Phóng. Đó là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn trong hoàn cảnh thiếu thốn vế thiết bị cũng như cơ sở vật chất. Nhưng với bản lĩnh của một chí sỹ yêu nước, yêu nghề Ông đã thiết lập được những phòng tối di động, để có thể nhanh chóng mang đến cho thế giới, đặc biệt là mang đến cho đồng bào của mình những hình ảnh anh hùng cũng như bi kịch của chiến trang mang đến.

Năm 1967 Bùi Đình Túy, hy sinh tại Trảng Dầu, tỉnh Bình Long, Đông Nam Bộ trong một cuộc đánh bom của không quân Mỹ.

Ông đã để lại những tấm ảnh lịch sử mà tiêu biểu là ảnh quân ta đánh chiếm xe bọc thép của quân Pháp trong chiến dịch Sài Gòn đầu năm 1950; ảnh máy bay quân Pháp bị quân ta đánh rơi ngay trên đường Lý Văn Mạnh - Chợ Lớn, tháng 3/1950; ảnh Bác Hồ gắn Huân chương Sao Vàng cho Bác Tôn, ngày 19/8/1958, nhân dịp Bác Tôn tròn 70 tuổi. Và tấm ảnh Bác Hồ chụp chung với một số nhà báo, trong đó có nhà báo Đinh Thúy.

Để ghi nhận công lao của nhà báo liệt sỹ Đinh Thúy, TP HCM đã đặt một tên đường phố và một cây cầu ở quận Bình Thạnh mang tên Bùi Đình Túy.

BÙI HUY BÍCH

Bùi Huy Bích (1744-1818), tự là Hy Thương, hiệu là Tồn Am và Tồn Ông, là một danh nhân, danh sĩ người Hà Nội, từng giữ chức Tham tụng (tương đương chức thủ tướng) trong triều đình dưới thời vua Lê-chúa Trịnh.

Tuổi thơ

Ông sinh ngày 28 tháng 8 năm Giáp Tý (1744), quê làng Định Công, Hà Nội. Ông là cháu 5 đời của Tiên Quận công Bùi Bỉnh Uyên, cháu 7 đời của Quảng Quận công Bùi Xương Trạch. Cha ông là Bùi Dụng Tân, hiệu Trúc Viên cư sĩ, dạy học ở nhà.

Bùi Huy Bích có 1 chị và 1 em trai. Năm ông lên 5 tuổi, mẹ ông mất, cha ông mang 3 chị em lên Hải Dương, ở làng An Lâu, huyện Thanh Miện. Trúc Viên dạy học tại đó.

Thuở nhỏ Tồn Am thể chất kém, thường đau ốm luôn, bề ngoài có vẻ "lỗ độn" nhưng trong lại có khiếu thông minh. Không những Bùi Huy Bích chóng học thuộc sách mà ngay cả với cuộc sống cũng tỏ ra am hiểu[1].

Khoa cử

Thuở nhỏ ông học ở nhà, 17 tuổi theo học Nguyễn Bá Trữ. Năm 19 tuổi (1762), đi thi đỗ ngay hương cống nhưng trượt thi hội vào năm sau (1763). Ông về học tiếp bảng nhãn Lê Quý Đôn mở tại kinh thành, nhưng bất mãn trước cảnh xã hội nên không theo tiếp con đường tiến sỹ.

Để chiều lòng cha, mãi năm ông 25 tuổi (1770) ông đi thi và đỗ thi hội rồi đỗ thi đình, đỗ hoàng giáp - hạng tiến sĩ thứ tư sau trạng nguyên, bảng nhãn và thám hoa.

Làm quan

Thi đỗ hoàng giáp, ông được trao giữ chức Hàn lâm viên hiệu lý, lên chức Thị Chế (năm 1771), rồi được thụ chức Thiêm sai phủ liêu Tri hộ phiên, kiêm chức Đông các Hiệu thư.

Năm 1777, ông vào lĩnh chức Đốc đồng Nghệ An rồi lại phụng sai vào Thuận Hóa tuyên dụ. Trong thời gian này ông đã có công bình loạn giặc Mường Thai ở miền tây Nghệ An.

Sau công trạng đó, năm 1780 ông được thăng lên Hiệp trấn Nghệ An kiêm thụ lĩnh chức tham chính. Đến năm Tân Sửu (1781), ông được chúa Trịnh Sâm triệu về triều, trao cho chức Nhập thị Bồi tụng, chức đứng hàng thứ 2 trong phủ chúa sau chức Bồi tụng, nhưng ông đệ khải văn xin từ chức, lấy cớ là ốm yếu, dù khi đó mới 38 tuổi và có quan hệ họ hàng với Trịnh Sâm, nhưng bản thân ông không muốn gần gũi với Trịnh Sâm[2].

Ông là người đã đứng ra can gián Trịnh Sâm khi chúa định bỏ con trưởng Trịnh Tông để lập con nhỏ Trịnh Cán của Tuyên phi Đặng Thị Huệ được sủng ái, nhưng không thành. Chính vì Trịnh Sâm lập con nhỏ nên đã xảy ra loạn trong triều sau khi chúa qua đời.

Trịnh Tông lật đổ Trịnh Cán lên ngôi, cách chức Tham tụng của Phan Lê Phiên (vì Phiên cùng phe với mẹ con Trịnh Cán) và mời Bùi Huy Bích ra làm Hành Tham tụng[3], hy vọng ông có thể cứu vãn tình thế do loạn kiêu binh gây ra. Sau xảy ra nhiều chuyện, lại do ngờ vực, ông từ quan về dưỡng bệnh tại phường Bích Câu, Hà Nội, gần đền Tú Uyên[4].

Năm 1786, quân Tây Sơn lấy danh nghĩa "Phù Lê diệt Trịnh" kéo ra bắc, Trịnh Tông điều ông ra mặt trận làm chức đốc chiến. Ông định đến đò Thuý Ái để phối hợp với Hoàng Phùng Cơ chỉ huy thuỷ quân, nhưng chưa đến nơi thì quân Phùng Cơ đã tan vỡ, quân Tây Sơn thần tốc tiến vào Thăng Long.

Tây Sơn diệt Trịnh không lâu thì Lê Hiển Tông mất, cháu là Lê Chiêu Thống lên thay, Nguyễn Huệ rút quân về nam. Chiêu Thống mời Bùi Huy Bích ra giúp nhưng ông xin từ về quê nhà.

Khi Nguyễn Huệ lên ngôi vua và đánh tan quân Thanh (1789) có mời các danh thần nhà Hậu Lê ra giúp nước nhưng ông không hợp tác. Đến đời Nguyễn Ánh, ông được trọng đãi nhưng ông vẫn xin được sống an nhàn ở quê cho đến khi mất năm 1818[5], thọ 75 tuổi.

BÙI HỮU NGHĨA


Bùi Hữu Nghĩa (1807-1872), tên cũ là Bùi Quang Nghĩa, hiệu Nghi Chi, là quan nhà Nguyễn và là nhà thơ Việt Nam.

Tiểu sử

Đi học

Bùi Hữu Nghĩa, sinh tại làng Long Tuyền, phủ Vĩnh Định, trấn Vĩnh Thanh (nay là TP Cần Thơ). Cha ông tên Bùi Hữu Vị, làm nghề thuyền chài. Vì nhà quá nghèo nên mặc dù Bùi Hữu Nghĩa thông minh, chăm chỉ, ông chỉ theo học chữ Hán được mấy năm. Sau nhờ một nhà giàu cùng xóm họ Ngô, vì mến tài, giúp cho ông lên Biên Hòa theo học với thầy Đỗ Hoành.

Năm 1835 ông đậu thủ khoa trong kỳ thi hương ở Gia Định, vì thế ông được gọi là Thủ khoa Nghĩa.

Làm quan

Sau khi đỗ kỳ thi hương, Bùi Hữu Nghĩa ra Huế dự thi Hội nhưng trượt. Tuy vậy, ông vẫn được triều đình cho tập sự ở Bộ Lễ, rồi bổ làm tri phủ Phước Long (Biên Hòa).

Nhưng với bản tính liêm chính, Bùi Hữu Nghĩa không được quan trên ưa, nên ông bị giáng làm tri huyện Trà Vang (tức Trà Vinh, thuộc tỉnh Vĩnh Long), dưới quyền của tổng đốc Trương Văn Uyển và bố chánh Truyện.

Ở nơi mới, Bùi Hữu Nghĩa cũng không được quan trên ưa, vì có lần ông cho đánh đòn em vợ bố chính Truyện, bởi thói xấc láo. Nhưng Bùi Hữu Nghĩa bị họ ghép tội chết, lại là lần ông bênh vực cho người dân Khmer được tiếp tục khai thác nguồn lợi thủy sản ở kênh Láng Thé, nơi ông đang cai quản.

Vụ án Láng Thé

Nguyên Trà Vang là một địa bàn cộng cư của các tộc người Kinh, Hoa, Khmer, nhưng đông nhất là tộc người Khmer.

Nguyên trước kia, vào năm 1783, khi chúa Nguyễn Phúc Ánh bị quân Tây Sơn đánh đuổi, phải về đây trú ẩn, không những chúa được người Khmer chia sẻ lương thực mà còn tình nguyện theo phò giúp. Do vậy, khi lên ngôi, vua Gia Long (tức Nguyễn Phúc Ánh) đã xuống chiếu miễn thuế vĩnh viễn cho tất cả người Khmer đến khai thác nguồn lợi thủy sản ở rạch Láng Thé, huyện Trà Vang.

Thấy nguồn lợi lớn, một số địa chủ người Hoa đem tiền lo lót tổng đốc Uyển và bố chánh Truyện để giành quyền khai thác cá tôm ở rạch Láng Thé.

Bị bức ép, tháng 10 năm Mậu Thân 1848, một số người Khmer do ông Nhêsrok, trưởng Sóc, cầm đầu kéo đến gặp tri huyện Bùi Hữu Nghĩa để khiếu kiện. Biết được hành động tham gian của quan trên và hành động ỷ quyền của nhóm người Hoa, ông phán xử:

"Việc tha thuế thủy lợi là ơn huệ của vua Thế Tổ ban cho dân Thổ, nay ai nhỏ hơn vua Thế Tổ mà dám đứng bán rạch ấy, thì có chém đầu nó cũng không sao!".
Nghe vậy, những người dân Khmer kéo nhau đến nhà những người Hoa tranh cãi, dẫn đến xô xát, làm phía người Hoa chết 8 người.

Nhân cơ hội này, tổng đốc Uyển và bố chánh Truyện cho bắt những người Khmer gây án, đồng thời bắt luôn Bùi Hữu Nghĩa, tạm giam ở Vĩnh Long rồi giải về Gia Định, đệ sớ lên triều đình tố cáo ông đã kích động dân Khmer làm loạn và lạm phép giết người. Nhận được tin dữ, vợ ông là Nguyễn Thị Tồn, đã quá giang ghe bầu, vượt sóng gió ra Huế.

Bấy giờ, Phan Thanh Giản đang làm Thượng thư bộ Lại, Nguyễn Thị Tồn tìm đến tư dinh ông Phan trình bày hết mọi việc, rồi nghe theo lời khuyên, bà đến Tam pháp ty gióng trống “kích cổ đăng văn” (đánh trống, đội đơn) kêu oan cho chồng.

Sau sự kiện chấn động này, Bùi Hữu Nghĩa được vua Tự Đức tha tội chết, song phải chịu “quân tiền hiệu lực”, tức bị đày làm lính ở đồn Vĩnh Thông (thuộc Châu Đốc), đoái công chuộc tội.

Từ quan

Khi thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ, Bùi Hữu Nghĩa xin từ chức, về quê dạy học. Nhà ông là nơi các sĩ phu yêu nước gặp gỡ, bàn bạc việc chống Pháp cứu nước.

Ông lâm bệnh và mất ngày 21 tháng 01 năm Nhâm Thân (1872).

BÙI THỊ XUÂN


Bùi Thị Xuân (? – 1802) không rõ năm sinh, quê xã Bình Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, nữ tướng thời Tây Sơn.

Tiểu sử

Bà là vợ danh tướng Trần Quang Diệu, cháu thái sư Bùi Đắc Tuyên. Từ nhỏ bà đã học võ với đô thống Ngô Mạnh. Chuyện kể rằng, trên đường đến Tây Sơn tụ nghĩa Trần Quang Diệu đã gặp một con cọp dữ giữa đường. Bùi Thị Xuân đi qua đã xông vào cứu trợ. Gia đình họ Bùi mến phục Trần Quang Diệu, mời về nhà, ít lâu sau hai người nên nghĩa vợ chồng. Bà cùng Trần Quang Diệu tham gia phong trào Tây Sơn rất sớm và nhờ có tài nghệ binh bị, chiến thuật và lòng dũng cảm, bà đã lập được nhiều chiến công. Bà có tiếng là giỏi tài luyện voi chiến và đóng góp nhiều vào các chiến thắng của quân Tây Sơn. Bà là một trong Tây Sơn ngũ phụng thư.

Thừa lúc đại quân Tây Sơn tập trung vây đánh thành Quy Nhơn, nhân có gió mùa đông bắc, Nguyễn Ánh cho một đạo quân ra tập kích Phú Xuân. Phò mã Nguyễn Văn Trị đóng quân ở núi Linh Thái không ngăn nổi quân Nguyễn do Lê Văn Duyệt chỉ huy đổ bộ chiếm cửa Tư Dung. Vua Cảnh Thịnh phải đích thân đem binh ra đánh, nhưng bị thua, phải chạy ra Nghệ An, Phú Xuân rơi vào tay quân Nguyễn.

Dừng lại Nghệ An, vua Cảnh Thịnh hội quân bốn trấn miền Bắc, cử em là Nguyễn Quang Thùy cùng bà Bùi Thị Xuân tiến quân vào Quảng Bình đẩy đánh quân Nguyễn. Trận chiến lũy Trấn Ninh và Đâu Mâu rất quyết liệt, chưa phân thắng bại thì thủy quân Nguyễn đánh tan thủy quân Tây Sơn trên sông Gianh, kéo theo sự đầu hàng của một tướng Tây Sơn khác ở lũy Động Hải, quân Tây Sơn đánh ở Trấn Ninh nghe tin thua trận, hoảng sợ tan vỡ.

Bà Bùi Thị Xuân phải cùng một số quân trung thành chạy về Nghệ An. Bà cùng chồng là Trần Quang Diệu bị quân Nguyễn bắt ở huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An. Chồng bà bị vua quan nhà Nguyễn xử tội lột da[1] còn bà cùng con gái độc nhất 15 tuổi bị xử voi giầy.

Cái chết

Giáo sĩ De la Bissachère mục kích vụ hành hình dã man này, đã kể lại trong cuốn ký sự "Relation sur le Tonkin et la Cochinchine" xuất bản năm 1802: Bùi Thị Xuân không đổi sắc, tiến đến trước con voi như chọc tức nó. Mấy võ quan ra lệnh bắt bà quỳ xuống. Bà cứ thản nhiên tiến bước. Voi lùi lại. Lính cầm dáo thọc vào đùi voi, con vật đau xông lên giương vòi quắp lấy bà, tung lên trời. Bùi Thị Xuân tắt thở rồi chúng lấy dao cắt lấy tim gan và thịt ở cánh tay, chia nhau ăn sống, ý chừng muốn được dũng mãnh như bà...

BÙI VIỆN

Bùi Viện (1839 - 1878), hiệu Mạnh Dực, là một nhà cải cách, nhà ngoại giao của Việt Nam cuối thế kỷ 19, làm quan dưới triều nhà Nguyễn.

Tiểu sử

Bùi Viện ra đời vào năm 1839, ở làng Trình Phố, tổng An Bồi, huyện Trực Định phủ Kiến Xương, tỉnh Nam Định (nay là Trình Nhì, xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình), trong một gia đình nhà nho. Cha ông mát tay bốc thuốc.

Năm 1864 ông đỗ Tú tài, năm 1868 đỗ Cử nhân. Sau hai lần thi hội năm 1868 và 1869 đều bị trượt nhưng ông vẫn kiên trì con đường văn nghiệp. Năm 1871 ông giúp Lê Tuấn, Tham tri Bộ Lễ ra Bắc dẹp loạn. Công việc hoàn thành, ông trở về Huế. Bùi Viện được Doãn Khuê, Doanh điền sứ Nam Định mời ra giúp việc khai hoang, lấn biển.

Năm 1873, trước khi vua Tự Đức buộc phải ký Hiệp ước Giáp Tuất (15 tháng 3 năm 1874) nhượng bộ nhiều yêu sách của thực dân Pháp và nguy cơ mất cả nước đã nhỡn tiền, triều đình đã chủ trương tìm kiếm những đối trọng khác ở nước ngoài để chấn hưng đất nước và cứu vãn họa xâm lăng của thực dân Pháp. Bùi Viện đã lãnh nhận sứ mạng sang Mỹ do sự tiến cử của một viên đại thần trong triều với Vua Tự Đức. Bùi Viện lúc đó đang được xem như là một nhà kinh bang tế thế, có công lớn trong việc xây dựng cảng Hải Phòng, lập ra Tuần dương quân (lực lượng hải quân thường trực) gồm 200 chiến thuyền và 2.000 quân thủy thiện chiến và lập ra hệ thống thương điếm ở khắp các tỉnh ven biển.

Từ cửa biển Thuận An ở kinh đô Huế, Bùi Viện xuống thuyền ngược ra Bắc vào tháng 7 năm Quý Dậu (tháng 8 năm 1873) và 2 tháng sau thì đến Hương Cảng lúc đó đã là nhượng địa của nước Anh và là đầu mối giao thông nối châu Á với thế giới phương Tây. Tại đây Bùi Viện đã kết giao được với viên lãnh sự Hoa Kỳ lai Tàu nên 2 bên giao thiệp được. Được biết ý đồ của Bùi Viện, viên lãnh sự đã viết thư giới thiệu với một nguời ở Hoa Kỳ có khả năng giúp ông tiếp cận với nguyên thủ của quốc gia này.

Bùi Viện sau đó đã đi qua Yokohama (Nhật Bản) để đáp tàu sang Mỹ, rồi lưu lại ở đó mất một năm vận động mới gặp được Tổng thống Ulysses Grant (nhiệm kỳ 1868-1876). Lúc này Pháp và Mỹ đang đụng nhau trong trận chiến ở Mexico nên Mỹ cũng tỏ ý muốn giúp một quốc gia đang bị Pháp uy hiếp. Nhưng Bùi Viện không mang theo quốc thư nên 2 bên không thể có một cam kết chính thức. Vì vậy, ông lại quay về Việt Nam trở lại kinh thành Huế.

Có được thư uỷ nhiệm của vua Tự Đức, Bùi Viện lại xuất dương một lần nữa. Năm 1875 ông lại có mặt tại Hoa Kỳ. Có trong tay quốc thư nhưng lại gặp lúc Mỹ - Pháp hết thù địch nên Tổng thống Ulysses Grant lại khước từ sự cam kết giúp Việt Nam đánh Pháp.

Bùi Viện lại trở về nước, vừa đặt chân lên bờ thì nghe tin thân mẫu từ trần nên về quê cư tang. Ba tháng sau Bùi Viện lại được triệu về kinh đô giữ chức Thương chánh tham biện rồi chuyển sang chức Chánh quản đốc nha Tuần hải. Chẳng bao lâu Bùi Viện mất đột ngột ở tuổi chưa đầy 40.

CAO BÁ NHẠ

Cao Bá Nhạ (? - 1861) là nhà thơ thế kỷ 19, con trai của Cao Bá Đạt (anh em song sinh với Cao Bá Quát). Quê ông ở Phú Thị huyện Gia Lâm, Bắc Ninh (nay là Hà Nội).

Năm 1855 sau khi Cao Bá Quát khởi binh chống lại nhà Nguyễn bị thất bại, gia tộc họ Cao bị chu di tam tộc. Cha của Cao Bá Nhạ là Cao Bá Đạt đang là tri huyện Nông Cống bị bắt giải về kinh đô, dọc đường tự vẫn. Cao Bá Nhạ trốn thoát và đổi tên họ nhưng chỉ được 6 năm và bị bắt giam. Tuy Nhạ có viết đơn cầu xin nhưng vẫn bị triều đình Huế đày lên miền ngược và chết ở đấy.

CẦM BÁ THƯỚC

Cầm Bá Thước ( Tên Thái là là Lò Cắm Pán) sinh năm Mậu Ngọ ( 1858), hy sinh năm Ất Dậu ( 1895) Ông sinh tại Bản Chiềng Mường Chiềng Ván ( Trịnh Vạn) Châu Thường Xuân ( nay là xã Vạn Xuân – huyện Thường Xuân – Thanh Hoá) Thân phụ ông là Cầm Bá Tiếu từng giữ chức quản cơ dưới triều Nguyễn – đời vua Tự Đức. Năm lên 8 tuổi, ông được thân phụ rước thầy về dạy cho chữ Hán ông rất cần cù, chịu khó học tập. Mặc dù học rộng, biết nhiều nhưng không đi thi – có lẽ ông quan niệm rằng: Con đường khoa bảng chẵng giúp ích gì trong cảnh nước mất nhà tan, đồng bào nô lệ, không phải mục đích của đời ông. Ông là người sống gần gủi với nhân dân, chung thuỷ với bạn bè gần xa, nặng lòng với quê hương’ bản mường. Lúc ông được giữ chức bang tá hai châu Thường Xuân và Lnag Chánh ông vẫn yêu dân, quý dân và gần dân. Ngày 13 tháng 07 năm 1885, vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương được nhân dân và tầng lớp sĩ phu yêu nước từ Bắc đến Nam hưởng ứng. Phong trào Cần Vương bùng lên rộng khắp, tập hợp được một đội ngũ đông đảo những người con yêu tú của nước Việt! Trong đó có Cầm Bá Thước. Ông đến với Chiếu Cần Vương bằng bầu nhiệt huyết: Yêu nước thương nhà, căm thù giặc sâu sắc. Ngay từ năm 1885, ông đã xây dựng một căn cứ chống Pháp trên quê hương mình. Ông chủ trương lấy bản làng làm căn cứ, xây dựng trận đại giữa lòng dân. Sau một thời gian xây dựng căn cứ, rèn luyện quân sĩ. Tháng 02 năm 1894, Cầm Bá Thước và nghĩa quân của ông vùng lên quyết chiến với kẻ thù. Những trận đánh liên tiếp của nghĩa quân đã gây cho thực dân Pháp nhiều tổn thất nặng nề, khiến cho địch hoang mang khiếp sợ. Để tiêu diệt nghĩa quân thực dân Pháp đã mở nhiều đợt tấn công vào căn cứ Trịnh Vạn ( từ ngày 13 đến 24 tháng 8 năm 1894) và làng Cúc( 28/11/1894) nhưng đều thất bại. Căn cứ của địch đóng ở Cửa Đặt, Bù Đồn luôn bị nghĩa quân tập kích, làm cho chúgn ăn không ngon ngủ không yên, tư tưởng hoang mang đến cực độ. Để xoá đi phong trào Cần Vương, thực dân Pháp tập trung lực lượng mở một cuộc càn quét vào căn cứ của Cầm bá Thước – lúc này đã lui về Hón Bòng. Ngày mùng 10 tháng 5 năm 1895, Giám binh Mắc-li-ê cùng thiếu uý Ma-ri-ốt-ti Gôbe được vũ trang hiện đai tiến công căn cứ Hón Bòng. Dưới sự chỉ huy của Cầm Bá Thước, nghĩa quân chiến đấu anh dũng , giành giật từng con suối ngọn đồi của giặc. Trong những trận chiến đấu ác liệt, lực lượng nghĩa quân bị tổn thất nặng nề. Và trưa ngày 13 tháng 5 năm 1895, Cầm Bá Thước cùng vợ con và 12 nghĩa quân thân tín xa vào tay giặc. Kẻ thù không giám công khai hành hình ông giống các lãnh tụ cần Vương khác mà bí mật thủ tiêu. Cầm Bá Thước hy sinh, Phong trào Cần Vương ở Thanh Hoá tan rã – Ngọ lửa yêu nước ở quê hương Quế Ngọc bị đập tắt nằm trong sự thất bại chung của phong trào quần chúng lúc bấy giờ. Cầm Bá Thước 27 tuổi giương cao cờ khởi nghĩa, 10 năm chiến đấu đương đầu với mọi thử thách khốc liệt cùng đồng bào Thái Mường viết thêm trang sử vẻ vang cho phong trào Cần Vương Thanh Hoá nói riêng, cả nước nói chung. Cuộc đời ông đẹp như cây Quế Ngọc Châu Thường, mãi mãi là tấm gương sáng, là bài học quý về lòng yêu nước thương dân, tinh thần bất khuất trước cường quyền bạo lực cho các thế hệ tuổi trẻ noi theo. Ông thật xứng đang với lời ca gợi của người dân: Bất tử đại danh thuỳ vũ trụ Như sinh chính khí tạc sơn Hà Dịch là: Danh thơm chãng mất cùng trời đất Tiếng tốt còn bền với núi sông. (Đôi câu đối tại đền thờ ông ở Cửa Đặt, Thường Xuân)

CHÂU VĂN LIÊM

Châu Văn Liêm (29 tháng 6 năm 1902 - 4 tháng 5 năm 1930) là nhà cách mạng Việt Nam, một trong sáu người tham gia hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tiểu sử

Ông sinh tại làng Thới Thạnh, huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ trong một gia đình Nho học nghèo. Từ nhỏ ông đã được học chữ Nho và chữ Quốc ngữ tại quê nhà.

Sau đó ông lên Cần Thơ học. Năm 1922, sau khi có bằng Thành chung, ông vào học tại trường Sư phạm Đông Dương tại Sài Gòn.

Sau khi tốt nghiệp trường Sư phạm Đông Dương năm 1924, ông lần lượt dạy học tại Long Xuyên (An Giang) và Chợ Thủ (An Giang).

Trong quá trình dạy học, ông đã thành lập các tổ chức như Việt Nam phục quốc Đảng (tại Cần Thơ), Hội giáo viên, học sinh yêu nước Long Xuyên (1926), mở học đường tại Sa Đéc, vừa là trường học, vừa là nơi gặp gỡ của các nhà cách mạng.

Năm 1926, ông vận động đồng bào địa phương và học sinh Long Xuyên làm lễ truy điệu Phan Chu Trinh.

Năm 1927, ông được kết nạp vào Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Sau đó ông được cử vào ban thường vụ kì bộ Việt Nam Cách mạng Đồng chí Hội Nam Kỳ. Ông thôi dạy học và chuyên tâm làm cách mạng.

Tháng 6 năm 1929, ông được cử làm đại biểu kì bộ Nam Kỳ đi dự đại hội ở Hương Cảng. Sau đó ông về nước với nhiệm vụ cải tổ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội, để thành lập Đảng Cộng sản. Do đó, An Nam Cộng sản Đảng được thành lập trong Nam.

Ngày 6 tháng 1 năm 1930, ông cùng với Nguyễn Thiệu được An Nam Cộng sản Đảng cử đi dự hội nghị thống nhất hai tổ chức cộng sản trong nước, thành lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, dưới quyền chủ tọa của Nguyễn Ái Quốc tại Cửu Long, Hương Cảng, (Trung Quốc).

Đến ngày 4 tháng 5 năm 1930, ông trực tiếp lãnh đạo cuộc biểu tình có hàng nghìn nhân dân tham dự, kéo từ Đức Hòa lên Chợ Lớn. Ông dẫn đầu đoàn người hô hào đòi giải phóng dân tộc, đưa yêu sách của nhân dân, đòi giảm sưu thuế... Ông bị cảnh sát Pháp bắn và mất lúc mới 28 tuổi.

Tên ông được đặt cho ba trường phổ thông và một số con đường tại An Giang, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh.

CHÂU VĂN TIẾP

Châu Văn Tiếp hay Chu Văn Tiếp (Mậu Ngọ 1738 - Giáp Thìn 1784) tên tộc Châu Doãn Ngạnh, là danh tướng Việt Nam cuối thế kỷ 18 dưới thời Nguyễn Phúc Ánh, được người đời xưng tụng là một trong Tam hùng Gia Định.

Thân thế và sự nghiệp

Châu Văn Tiếp nguyên quán huyện Phù Ly, phủ Hoài Nhơn (nay là Phù Mỹ - TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) nhưng cư ngụ ở Vân Hòa, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Gia đình ông chuyên nghề buôn bán (chủ yếu là buôn ngựa), nhưng có học, riêng Châu Văn Tiếp thông thạo cả tiếng Xiêm và Miên.

Ông Tiếp có người anh cả là Châu Doãn Chữ, hai em là Châu Doãn Chấn, Châu Doãn Húc và em gái Châu Thị Đậu[1]. Ông thông thạo tiếng Chân Lạp và Xiêm La. Nhờ vốn có sức mạnh, lại ham học võ nghệ nên ông còn có biệt tài sử dụng đại đao.

Tay buôn ngựa

Châu Văn Tiếp theo nghề buôn bán ngựa, nên có dịp đi đó đây. Nhờ vậy, ông quen biết khá nhiều người mà sau này đều trở thành vương tướng của nhà Tây Sơn, như Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu, Võ Đình Tú... Song người ông thân thiết nhất là Lý Văn Bửu vì cùng nghề.

Lấy lý do chống lại sự áp bức của quyền thần Trương Phúc Loan, ủng hộ hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương, Nguyễn Nhạc cùng hai em là Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ cất binh khởi nghĩa vào năm 1771.

Biết tài Châu Văn Tiếp, Nguyễn Nhạc có cho người đến mời tham gia, nhưng ông khéo từ chối. Để tạo cho mình một thế đứng trong việc mưu nghiệp lớn, bốn anh em Châu Văn Tiếp chiêu tập dân quân đến chiếm giữ núi Tà Lương (còn gọi là núi Trà Lang thuộc Phú Yên).

Nguyễn Nhạc cử người đến mời lần nữa. Châu Văn Tiếp bày tỏ chính kiến của mình là không muốn thay ngôi chúa Nguyễn, mà chỉ muốn tôn phù hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương, muốn diệt trừ những tham quan, những quyền thần và Nguyễn Nhạc đã đồng ý.

Thành danh tướng
Hứa hẹn vậy, nhưng khi kéo binh đến Quy Nhơn thì Châu Văn Tiếp mới hay Nguyễn Nhạc đã bội ước. Ông liền rút quân về núi cũ, dựng cờ khởi nghĩa, đề lên bốn chữ Lương Sơn tá quốc (quân giỏi ở núi rừng lo giúp nước), để đối đầu với quân Tây Sơn.

Khi ấy, lưu thủ dinh Long Hồ là Tống Phước Hiệp (? - 1776) đang đóng quân ở Vân Phong (nay thuộc Khánh Hòa), khuyên ông nên qui thuận chúa Nguyễn và ông đã nghe theo.

Tháng 3 năm Đinh Dậu (1777), quân Tây Sơn vào đánh Gia Định, Tống Phúc Hiệp lui về tiếp cứu, giao ông giữ Phú Yên, Bình Thuận.

Tình hình Gia Định càng thêm nguy khổn, ông cùng Đỗ Thanh Nhơn đem quân đi kháng cự, nhưng do đối phương quá mạnh mà Lý Tài và Đỗ Thanh Nhân lại luôn hiềm khích, Châu Văn Tiếp buộc phải dẫn bộ hạ về lại núi Tà Lương. Đành để Thái Thượng vương (Nguyễn Phúc Thuần) và Tân Chánh vương (Nguyễn Phúc Dương) bị quân Tây Sơn truy đuổi rồi bị bắt giết.

Sau cuộc đại bại ấy, trong dòng tộc chúa Nguyễn chỉ còn mỗi một chàng trai 17 tuổi tên Nguyễn Phúc Ánh trốn thoát, cho nên sau khi Đỗ Thanh Nhơn lấy lại Gia Định, Nguyễn Phúc Ánh được tướng sĩ rước về tôn làm Đại nguyên súy, Nhiếp quốc chính rồi xưng vương tại Sài Côn (Sài Gòn) vào năm Canh Tí 1780.

Năm Tân Sửu 1781, Châu Văn Tiếp liên kết với hai đạo quân khác để đánh Bình Khang. Nhưng đạo quân của Châu Văn Tiếp chưa kéo binh ra khỏi hậu cứ Phú Yên đã bị trấn thủ nơi này là Nguyễn Văn Lộc đánh cho tan tác, khiến ông lại phải trốn vào núi Tà Lương. Đạo quân do Tôn Thất Dụ từ Bình Thuận tiến ra, bị trấn thủ Lê Văn Hưng đem tượng binh trấn áp làm cho tan vỡ. Đạo thủy quân của Tống Phước Thiêm thì không thể xuất phát được, vì quân Đông Sơn đang khởi loạn ở Gia Định, do chủ tướng của họ là Đỗ Thanh Nhơn vừa bị Nguyễn Phúc Ánh mưu hại (1781).

Nhân cơ hội nội bộ nhà Nguyễn đang rạn nứt, tháng 3 năm Nhâm Dần 1782, Nguyễn Huệ cùng Nguyễn Nhạc mang quân thủy bộ tiến vào Nam. Hai bên đụng độ dữ dội ở khu vực sông Ngã Bảy (Thất Kỳ Giang) nơi cửa Cần Giờ. Cuối cùng, Nguyễn Phúc Ánh lại phải bỏ chạy ra đảo Phú Quốc, nay thuộc Kiên Giang.

Một lần nữa, đạo quân Lương Sơn của Châu Văn Tiếp vào tiếp cứu. Khi ấy, Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc đã rút quân về, nên quân Lương Sơn đánh đuổi được tướng Tây Sơn là Đỗ Nhàn Trập, lấy lại Sài Côn. Nhờ đại công này, ông được phong Ngoại tả Chưởng dinh.

Tháng 2 năm Quý Mão 1783, Nguyễn Nhạc lại sai Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ mang quân vào Nam. Châu Văn Tiếp dùng hỏa công nhưng chẳng nay bị trở gió nên thua trận. Nguyễn vương phải chạy xuống Ba Giồng, còn Châu Văn Tiếp phải men theo đường núi qua Cao Miên rồi qua Xiêm cầu viện.

Nhờ tài năng và sự khôn khéo của ông, vua Xiêm chịu trợ giúp. Châu Văn Tiếp liền gởi mật thư báo tin cho Nguyễn Phúc Ánh. Sau khi hội đàm với tướng Xiêm tên là Thát Xỉ Đa tại Cà Mau, vào tháng giêng năm Giáp Thìn 1784, Nguyễn Vương sang Vọng Các hội kiến với vua Xiêm. Được tiếp đãi nồng hậu và nhận được sự hỗ trợ, Nguyễn vương tổ chức lại lực lượng gồm các quân tướng đi theo và nhóm người Việt lưu vong tại Xiêm, cả thảy trên dưới nghìn người, cử Châu Văn Tiếp làm Bình Tây đại đô đốc, Mạc Tử Sanh (con Mạc Thiên Tứ) làm tham tướng, để dẫn quân Xiêm về nước đánh nhau với quân Tây Sơn...

Tháng 6 năm ấy vua Xiêm La là Chất Tri (Chakri, Rama I) sai hai người cháu, cũng là hai viên tướng cao cấp là Chiêu Tăng và Chiêu Sương, đem 2 vạn quân thủy cùng 300 chiến thuyền vượt vịnh Xiêm La, qua ngả Kiên Giang, sang giúp. Ngoài ra, còn có đạo bộ binh gồm khoảng 3 vạn quân, do các tướng Lục Côn, Sa Uyển, Chiêu Thùy Biện chỉ huy, băng qua đất Chân Lạp, rồi tràn vào nước Việt qua ngả An Giang.[3].

Ngày 13 tháng 10 cùng năm, Châu Văn Tiếp giáp chiến với quân Tây Sơn. Ngô Giáp Đậu kể: Chu Văn Tiếp dẫn thủy binh tiến đánh quân Tây Sơn ở sông Măng Thít (thuộc địa phận Long Hồ, nay là Vĩnh Long). Chưởng cơ Bảo (Chưởng Tiền Bảo) ra sức chống cự. Chu Văn Tiếp nhảy lên thuyền địch, bị quân Tây Sơn đâm trọng thương. Thế Tổ (Nguyễn Phúc Ánh) phất cờ ra lệnh cho quân đánh gấp vào, chém được Chưởng cơ Bảo...Chu Văn Tiếp không bao lâu cũng qua đời vì vết thương quá nặng...[4], hưởng dương 46 tuổi.

Được tôn thờ

Nhận được tin, Nguyễn vương tỏ lời thương tiếc:

Trong vòng mười năm lại đây, tiếp với ta cùng chung hoạn nạn. Nay giữa đường tiếp bỏ ta mà đi, chưa biết ai có thể thay ta nắm giữ việc quân?...[5]
Nguyễn vương dạy lấy ván thuyền ghép thành hòm, dùng nhung phục khấn liệm, rồi cho chôn tạm tại làng An Hội, Cồn Cái Nhum (Tam Bình, Vĩnh Long). Về sau, thâu phục được Gia Định, Nguyễn Phúc Ánh cho cải táng tại xã Hắc Lăng, huyện Phước An, thuộc dinh Trấn Biên (nay thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua lấy niên hiệu là Gia Long, truy phong ông là Tả quân đô đốc, tước Quận công và cho lập đền thờ ở Hắc Lăng (nay thuộc xã Tam Phước, thị trấn Long Đất, tỉnh Bà Rịa-vũng Tàu).

Năm Giáp Tí 1804, Châu Văn Tiếp được thờ nơi đền Hiển Trung (Sài Gòn). Đến năm Gia Long thứ 6 (1807), xét công lao các bề tôi qua Vọng Các (Xiêm), ông được liệt hàng Đệ nhất đẵng khai quốc công thần và được thờ tại Trung Hưng Công Thần miếu (Huế).

Đến năm vua Minh Mạng thứ 12 (1831), ông được truy phong Lâm Thao Quận Công.

Năm Tự Đức thứ ba (1850), nhà vua cho xây dựng lại đền ở Hắc Lăng, vì đã bị chiến tranh tàn phá nặng (chỉ còn trơ lại nền đất và móng đá, hiện ở phía trước chùa Bửu Quang). Nhưng năm sau (1851), mới được khởi công ở nơi mới, cách nơi cũ khoảng 500m.

Năm 1920, đền thờ lại đổ nát. Mãi đến thời Lamère làm tỉnh trưởng Bà Rịa, nhân dân trong tỉnh tự tổ chức quyên góp và tái thiết đền với qui mô lớn. Theo Sổ tay hành hương đất phương Nam, dưới thời Pháp thuộc, các đền thờ công thần triều Nguyễn đều được cải danh thành đình làng; cũng chính vì thế đền thờ ông Tiếp trở thành đình Hắc Lăng. Hiện nơi đình vẫn thờ chiếc ngai do Gia Long ban thưởng, khuôn biển có khắc bốn chữ thếp vàng: Lâm Thao Quận Công cùng nhiều sắc phong của các vua Nguyễn...[6]

Năm Tự Đức thứ 8 (1855), Khâm mạng đại thần Nguyễn Tri Phương đi kinh lược Nam kỳ có đến viếng đền Châu Quận Công ở Măng Thít (nay thuộc xã Tân Long Hội, huyện Măng Thít) và có làm thơ điếu, hiện vẫn còn lưu giữ ở đền thờ.

Châu Văn Tiếp mất không có con trai, cháu ngoại là Nguyễn Văn Hóa, con của Châu Thị Đậu, nhận phần phụng tự.

CHU MẠNH TRINH

Chu Mạnh Trinh (1862 - 1905) Tên tự là Cán Thần, hiệu Trúc Vân, người làng Phú Thị xã Mễ Sở huyện Văn Giang. Ông sinh trong một gia đình có truyền thống nho học, thân phụ ông là Chu Duy Tĩnh làm quan đến chức Ngự sử. Chu Mạnh Trinh học rất thông minh. Năm 19 tuổi đỗ tú tài. Năm 25 tuổi đậu giải nguyên. Năm 31 tuổi, thi đỗ tam giáp tiến sĩ (niên hiệu Thành Thái thứ tư), nên người đương thời gọi là ông nghè Phú Thị.

Sau khi đỗ tam giáp tiến sĩ, Chu Mạnh Trinh được bổ làm tri phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Tương truyền, ông làm quan khá công minh chính trực. Có lần ông đã phạt đánh roi một tu sĩ người Pháp có hành động cậy thế lộng hành. Làm tri phủ ít lâu, thân phụ ông mất, Chu Mạnh Trinh xin cáo quan về cư tang. Mãn tang, ông được giao chức án sát tỉnh Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Nguyên.

Chu Mạnh Trinh là một nhà nho nổi tiếng ở sự phóng khoáng tài hoa, thành thạo cả cầm, kỳ, thi hoạ và còn giỏi cả về kiến trúc.

Năm 1905, tổng đốc Hưng Yên là Lê Hoan tổ chức cuộc thi vịnh Kiều, chánh chủ khảo là nhà thơ Nguyễn Khuyến, Chu Mạnh Trinh được giải nhất về thơ Nôm. Ông say mê truyện Kiều, cảm thông đồng điệu với nhân vật Thuý Kiều đến mức sáng tác cả một tập thơ Nôm về Kiều (Thanh Tâm tài nhân thi tập). Bài tựa truyện Kiều viết bằng Hán văn (do Đoàn Quỳ dịch ra tiếng Việt) là một áng văn phẩm bình sâu sắc về truyện Kiều, thể hiện phong cách sống cũng như văn chương của Chu Mạnh Trinh.

Mang phong cách nhà nho tài tử, trong hoàn cảnh xã hội phong kiến suy tàn, thực dân Pháp xâm lược nước ta, ông có khuynh hướng thoát ly, hưởng lạc. Nhưng những sáng tác của ông lại thể hiện tình cảm yêu nước, đề cao văn hoá dân tộc. Ông thích ngao du thưởng ngoại phong cảnh thiên nhiên, di tích lịch sử, ngâm vịnh thi phú. Những bài ca trù, nhất là bài “Hương Sơn phong cảnh ca” được viết rất điêu luyện, giàu tình cảm thiên nhiên, tình yêu đất nước. Tác phẩm của Chu Mạnh Trinh giàu tính nhân văn, biểu lộ khuynh hướng lãng mạn, tình cảm chủ nghĩa. Thơ chữ Hán, có tập “Trúc Văn thi tập”. Thơ Nôm có tập “Thanh Tâm tài nhân thi tập”.

Chu Mạnh Trinh còn là một nhà kiến trúc có tài. Ông là người vẽ kiểu, trùng tu chùa Thiên Trù (chùa ngoài động Hương Tích) và xây dựng đền Đa Hoà, đền Hóa Dạ Trạch, hai ngôi đền thời Chử Đồng Tử - Tiên Dung ở huyện Khoái Châu.

CHU VĂN AN

Chu Văn An (tên thật là Chu An, hiệu là Tiều Ẩn, tên chữ là Linh Triệt; 1292–1370) là một nhà giáo, thầy thuốc, đại quan nhà Trần, Việt Nam, được phong tước Văn Trinh Công nên đời sau quen gọi là Chu Văn An. Quê ông ở làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (Thanh Trì), nay thuộc phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Là người chính trực, đã từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung, bên kia sông Tô Lịch, ông có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo vào Việt Nam. Vua Trần Minh Tông (1314–1329) vời ông ra làm tư nghiệp Quốc tử giám, dạy cho Thái tử Trần Vượng, tức là vua Trần Hiến Tông tương lai. Đến đời Dụ Tông, ông thấy quyền thần làm nhiều điều vô đạo, ông dâng Thất trảm sớ xin chém 7 tên gian nịnh, nhưng vua không nghe. Ông chán nản từ quan về ở núi Phượng Hoàng (Chí Linh, Hải Dương) dạy học, viết sách cho tới khi mất. Cuộc đời thanh bạch và tiết tháo của ông là tấm gương sáng của thời phong kiến. Ông là một trong số rất ít bậc hiền nho được thờ ở Văn Miếu. Sự nghiệp của ông được ghi lại trong văn bia ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám.

CÔ BẮC

Nguyễn Thị Bắc (Liệt sĩ cận đại):
Nguyễn Thị Bắc và Nguyễn Thị Giang là hai chị em ruột, quê ở Bắc Giang, tục gọi là Cô Bắc, Cô Giang, đều là đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng, chi bộ Bắc Giang. Cô Bắc cùng với Cô Giang làm liên lạc và tuyên truyền, hoạt động rất tích cực. Năm 1930, sau khi cuôc khởi nghĩa Yên Bái do Đảng Trưởng Nguyễn Thái Học lãnh đạo bị thất bại, Cô Bắc bị Pháp bắt và đưa ra xét xử trước Hội đồng đề hình Pháp. Cô đã hiên ngang chỉ trích chế độ Thực dân Pháp tại Đông Dương và nói: “Các ông hãy về Pháp mà kéo đổ tượng Jeanne d'Arc đi” (Jeanne d'Arc là một nữ anh hùng Pháp), khiến người Pháp phải kiêng nể tinh thần bất khuất của người Phụ nữ Việt Nam.

CÔ GIANG

Nguyễn Thị Giang (1909–1930), tức Cô Giang, là một nhà cách mạng người Việt chống Pháp, đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng, và là hôn thê của Nguyễn Thái Học.

Tiểu sử

Nguyễn Thị Giang sinh năm 1909 tại thị xã Phủ Lạng Thương, tỉnh Bắc Giang, em ruột Nguyễn Thị Bắc, tức Cô Bắc.

Trước khi Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) thành lập, Cô Giang cùng với chị là Nguyễn Thị Bắc đã tham gia Việt Nam Dân Quốc, một tổ chức chống Pháp của Nguyễn Khắc Nhu tức Xứ Nhu.

Năm 1927 khi Việt Nam Quốc Dân Đảng thành lập, Việt Nam Dân Quốc sát nhập vào VNQDĐ, Nguyễn Thị Giang được cử vào chức vụ Tổng Thư Ký. Ngoài ra, Cô còn giữ vai trò trọng yếu trong việc thành lập và tổ chức binh đoàn Yên Bái, chỉ huy mặt trận Bắc Ninh trong cuộc tổng khởi nghĩa Yên Bái ngày 10 tháng 2 năm 1930 của VNQDĐ.

Khi cuộc khởi nghĩa thất bại, ngày 17 tháng 6 năm 1930 Cô Giang từ Hà Nội lên Yên Bái đến tận pháp trường chứng kiến cái chết của đảng trưởng và 12 đồng chí. Ngày hôm sau, 18 tháng 6 năm 1930, cô về lạy tạ cha mẹ của Nguyễn Thái Học ở Thổ Tang, trên đường đi ra, cô ghé quán chè (trà) cạnh cây đa cổ thụ trên đường vào làng Thổ Tang, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên dùng súng ngắn tuẫn tiết theo chồng. Cô để lại hai bức thư tuyệt mệnh.

Hai bức thư của Cô Giang trước khi tuẫn tiết

Bức Thứ Nhất:

Thưa Thày, Mẹ,

Con chết là vì hoàn cảnh bó buộc con. Không báo được thù nhà, rửa được nhục cho nước! Sau khi đã đem tấm lòng trinh bạch dâng cho chồng con ở Đền Hùng. Giờ con tìm về chỗ quê cha đất tổ, mượn phát súng này mà kết liễu đời con. Đứa con dâu bất hiếu kính lạy,

Nguyễn Thị Giang, Yên Bái, 17.06.1930


Bức Thứ Hai:

Anh đã là người yêu nước. Không làm tròn được nghĩa vụ cứu quốc. Anh giữ lấy tấm linh hồn cao cả để về chiêu binh rèn lính ở dưới suối vàng. Phải chịu đựng nhục nhã mới có ngày mong được vẻ vang. Các bạn đồng chí phải sống lại sau anh để đánh đổ cường quyền mà cứu lấy đồng bào đau khổ.

Thân không giúp ích cho đời!

Thù không trả được cho người tình chung!

Dẫu rằng đương độ trẻ trung,

Quyết vì dân chúng thề lòng hy sinh;

Con đường tiến bộ mông mênh,

Éo le hoàn cảnh buộc mình biết sao!

Bây giờ hết kiếp thơ đào,

Gian nan bỏ mặc đồng bào từ đây!

Dẫu rằng chút phận thơ ngây,

Sổ đồng chí đã có ngày ghi tên;

Chết đi dạ những buồn phiền,

Nhưng mà hoàn cảnh truân chuyên buộc mình!

Đảng kỳ phất phới trên thành,

Tủi thân không được chết vinh dưới cờ!

Cực lòng nhỡ bước sa cơ,

Chết sầu chết thảm có thừa sót sa,

Thế ru! Đời thế ru mà.

Đời mà ai biết! Người mà ai hay!

Nguyễn Thị Giang, Yên Bái, 17.06.1930

CÔNG CHÚA NGỌC HÂN

Lê Ngọc Hân (1770-1799) còn gọi Ngọc Hân Công Chúa là công chúa nhà Hậu Lê và hoàng hậu nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam, vợ của vua Quang Trung Nguyễn Huệ.

Thân thế

Lê Ngọc Hân là con gái thứ 9 vua Lê Hiển Tông. Mẹ bà là Chiêu Nghi Nguyễn Thị Huyền, người xã Phù Ninh, tổng Hạ Dương, phủ Từ Sơn - Bắc Ninh, là con gái trưởng của ông Nguyễn Đình Giai.

Bắc cung hoàng hậu

Năm 1786, Nguyễn Huệ ra Bắc với chiêu bài "phù Lê diệt Trịnh". Diệt xong họ Trịnh, Nguyễn Huệ tới yết kiến vua Hiển Tông. Do sự mai mối của tướng Bắc Hà vào hàng Tây Sơn là Nguyễn Hữu Chỉnh, Ngọc Hân vâng mệnh vua cha kết duyên cùng Nguyễn Huệ. Khi đó bà mới 16 tuổi, còn Nguyễn Huệ 34 tuổi.

Vài ngày sau vua cha Hiển Tông qua đời, thọ 70 tuổi. Lê Ngọc Hân nghĩ anh thân hơn cháu nên ủng hộ anh là Lê Duy Cận lên ngôi, nhưng bị tông tộc nhà Lê phản đối vì muốn lập hoàng thái tôn Lê Duy Kỳ - con của thái tử Duy Vĩ bị chúa Trịnh Sâm giết hại - lên ngôi. Do áp lực của tông tộc, Ngọc Hân phải nghe theo. Lê Duy Kỳ được lập, tức là vua Chiêu Thống.

Ít lâu sau bà theo Nguyễn Huệ về Thuận Hóa.

Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế trước khi ra Bắc lần thứ ba để diệt quân Thanh, lấy niên hiệu Quang Trung, phong Ngọc Hân làm Hữu Cung Hoàng hậu.

Năm 1789, sau khi đại thắng quân Thanh, Nguyễn Huệ lại phong bà làm Bắc Cung Hoàng Hậu. Bà có 2 con với Nguyễn Huệ là công chúa Nguyễn Ngọc Bảo và hoàng tử Nguyễn Quang Đức.

Năm 1792, Quang Trung hoàng đế đột ngột băng hà. Bà viết bài Tế vua Quang Trung và Ai Tư Vãn để bày tỏ nỗi đau khổ cùng cực cũng như nỗi tiếc thương vô hạn cho người chồng anh hùng vắn số.


Hoàng thái hậu yểu mệnh
Quang Trung mất, Quang Toản là con bà Chính cung hoàng hậu Phạm Thị Liên lên thay, tức là Cảnh Thịnh đế.

Theo bài "Danh nhân Lê Ngọc Hân" của Chu Quang Trứ, Lê Ngọc Hân đưa con ra khỏi cung điện Phú Xuân, sống trong chùa Kim Tiền (Dương Xuân ở Huế) cạnh điện Đan Dương để thờ chồng nuôi con. Bà gượng sống đến ngày mồng 8 tháng 11 năm Kỷ Mùi (4-12-1799) thì mất, lúc đó mới 29 tuổi.

Lễ bộ Thượng thư Ðoan Nham hầu nhà Tây Sơn là Phan Huy Ích đă phụng chỉ soạn bài văn tế cho vua Cảnh Thịnh, cho các công chúa, cho bà Nguyễn Thị Huyền, cho các tôn thất nhà Lê và cho họ ngoại ở làng Phù Ninh tế Ngọc Hân. Hoàng đế Cảnh Thịnh đích thân đọc trước linh sàng Hoàng thái hậu họ Lê. Bà được truy tặng là Như Ý Trang Thuận Trinh Nhất Vũ Hoàng Hậu. Cả năm bài văn trên còn chép trong sách Dụ Am văn tập[1].

Triều đình Cảnh Thịnh lục đục và suy yếu, ngày càng bị Nguyễn Ánh đe dọa. Hai con bà phải đổi sang họ Trần. Nhưng với sự sụp đổ của triều Tây Sơn, theo tộc phả họ Nguyễn Đình, ngày 18 tháng 11 năm Tân Dậu (23-12-1801) hoàng tử Nguyễn Quang Đức mất khi mới 10 tuổi, rồi ngày 17 tháng 4 năm Nhâm Tuất (18-5-1802) công chúa Ngọc Bảo cũng mất khi mới 12 tuổi.

DƯƠNG BÁ TRẠC

Dương Bá Trạc (1884-1944), hiệu Tuyết Huy là nhà báo, nhà văn và là nhà chí sĩ Việt Nam. Theo Vũ Ngọc Phan, thì trong các nhà văn đi tiên phong (ở nửa đầu thế kỷ 20), ông được kể là một người lỗi lạc.

Thân thế & sự nghiệp

Dương Bá Trạc, sinh ngày 27 tháng 3 năm Giáp Thân (22 tháng 4 năm 1884), người làng Phú Thị, tổng Mễ Sở, huyện Khoái Châu (nay là huyện Văn Giang), tỉnh Hưng Yên.

Ông là con Dương Trọng Phổ (1862-1927), một nhà Nho có tư tưởng tiến bộ[2]; là anh ruột Dương Quảng Hàm (1898-1946) và Dương Tụ Quán (1902-1969), cả hai đều là nhà giáo tiến bộ thời cận đại.

Vốn có tư chất thông minh, lại được cha rèn dạy, năm 16 tuổi Dương Bá Trạc thi đỗ Cử nhân khoa Canh Tý (1900).

Năm Giáp Thìn (1904), ông cùng Phan Chu Trinh vào mật khu Yên Thế bàn việc nước với lãnh tụ Hoàng Hoa Thám.

Lập Đông Kinh Nghĩa thục

Bài chi tiết: Đông Kinh Nghĩa Thục
Nhận thấy cái học cử nghiệp từ chương đã lỗi thời, cuối năm Bính Ngọ (1906), ông cùng với Nguyễn Quyền, Lê Đại, Hoàng Tăng Bí, Lương Văn Can xin lập Đông Kinh Nghĩa Thục.

Tháng 3 năm 1907, trường khai giảng[3] ở Hàng Đào, do Lương Văn Can làm Thục trưởng kiêm giảng sư ban Cao đẳng Hán học, Nguyễn Quyền làm Giám học, còn ông thì có chân trong Ban Tu thư (cùng với Lương Trúc Đàm, Phạm Tư Trực, Lê Đại, Nguyễn Hữu Cầu...) lo việc dạy học, diễn thuyết, bình văn và biên soạn sách. Ông cũng góp vốn mở các hiệu buôn "Đồng Lợi Tế", "Đông Thành Xương", và "Hồng Tân Hưng" để tài trợ gửi thanh niên theo phong trào Đông Du.

Bị nghi ngờ có tư tưởng chống đối, khoảng tháng 12 năm 1907, trường bị nhà cầm quyền Pháp cho đóng cửa. Năm ấy, nhân dân Quảng Nam kéo nhau hàng vạn người đến nhà chức trách đòi giảm thuế, rồi phong trào này lan khắp các tỉnh miền Trung. Và ở Hà Nội, xẩy ra vụ Hà Thành đầu độc ngày 27 tháng 6, khiến thực dân Pháp nghi là do các thân sĩ (trong đó có nhóm Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân) xúi giục nên thẳng tay đàn áp.

Biết Dương Bá Trạc đang cùng với các đồng chí mưu đồ việc lớn, chính quyền đã ra lệnh cho tri phủ Khoái Châu là Cung Khắc Đản cho lính về khám xét nhà ông, bắt cha mẹ và các em nhỏ của ông lên tỉnh xét hỏi.

Án lưu đày

Theo tài liệu của Sở Liêm phóng Đông Dương mang ký hiệu FL 124139, hiện đang được lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Việt nam, thì cha ông (Dương Trọng Phổ) đã có nhiều hoạt động cho phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục và Đông Du. Và cũng tập này có đoạn kể rằng tại phiên xử ngày 15 tháng 10 năm 1908, Hội đồng đề hình đã nêu lên sự liên quan mật thiết giữa nhóm Đông Kinh Nghĩa Thục với những người khởi xướng vụ đầu độc trên, nên sau khi bị giam ở Hỏa Lò (Hà Nội), rồi bị giải về Hà Đông để cho Tổng đốc nơi đó là Hoàng Trọng Phu thẩm vấn ròng rã hơn một tháng trời, lại bị giải về Hà Nội lần nữa để xử. Cuối cùng, Hội đồng đề hình đã kết tội Nguyễn Quyền, Vũ Hoành, Lê Đại bị án khổ sai chung thân; Dương Bá Trạc bị 15 năm khổ sai; Dương Trọng Phổ[4]và Hoàng Tăng Bí bị 5 năm khổ sai. Xét xử xong, tất cả đều bị giam ở Hỏa Lò (Hà Nội), rồi bị đày ra đảo Côn Lôn.

Tháng Tám năm Canh Tuất (1910), sau khi ở Côn Lôn 20 tháng, Dương Bá Trạc được đưa về đất liền an trí[5]ở hạt Long Xuyên (nay thuộc An Giang).

Ở đây ông sống bằng nghề dạy học, bốc thuốc và vẫn ngấm ngầm liên hệ với những người đồng chí hướng. Để che mắt nhà chức trách, ông cùng người em trai chuẩn bị thành lập một công ty canh nông tại Long Xuyên, nhưng việc chưa thành thì người em bị trục xuất ra Bắc, còn ông, thì mấy tháng sau bị đưa ra tòa. Ở tòa, ông tự bào chữa nên thoát tội, nhưng phải dời chỗ ở đến sát dinh Tòa bố để dễ kiểm soát.

Văn nghiệp

Hơn sáu năm trôi qua, ngày 16 tháng 1 năm 1917, ông được Toàn quyền Albert Sarraut ký lệnh ân xá, cho về Hà Nội. Đến Hà Nội, Dương Bá Trạc mới biết chính quyền thực dân cho lệnh thả chỉ vì muốn mua chuộc những người trí thức, như ông ra làm việc. Cân nhắc thiệt hơn, ông đành nhận làm một chân bỉnh bút[6]cho Nam Phong tạp chí lúc đó đang chuẩn bị ra đời.

Rồi với ý định dùng báo chí để khai thông dân trí, góp phần làm cho đất nước trở nên phú cường, ông còn nhận viết cho mấy tờ báo khác nữa, như: Tri Tân, Trung Bắc tân văn (hồi Nguyễn Văn Vĩnh còn đảm trách)...

Ngày 2 Tháng Năm, 1919, Hội Khai Trí Tiến Đức được thành lập với Phạm Quỳnh làm tổng thư ký, Hoàng Huân Trung làm hội trưởng; Dương Bá Trạc cũng đã cùng Ban văn học khởi thảo bộ Việt Nam tự điển, Việt Nam văn phạm.

Năm 1932-1935, ông làm chủ bút tờ Văn học tạp chí.

Năm 1935, ông cùng Nguyễn Năng Quốc, Nguyễn Quang Oánh, Lê Dư sáng lập Hội Phật giáo Bắc Kỳ và ra tờ Đuốc Huệ, làm cơ quan ngôn luận của hội.

Năm 1935-1936, ông làm chủ bút tờ Đông Tây báo.

Năm 1937, lập "Hội Dân ích".

Năm 1940, quân đội Nhật Bản vào Đông Dương. Ngày 29 tháng Mười năm 1943, ông cùng Trần Trọng Kim vào Sài Gòn, sống ở đó một tháng, sau đó bị người Nhật dùng mưu mẹo để hai ông đưa sang Chiêu Nam (tức Tân Gia Ba, nay là Singapore).

Ở xứ người, hai ông luôn mong tìm một kế sách giúp nước nhà sớm được độc lập, nhưng ý nguyện chưa thành, thì ông Trạc đã mất vì bệnh ung thư phổi vào ngày 26 tháng Mười năm Giáp Thân (11 tháng 12 năm 1944). Sau đó, thi hài Dương Bá Trạc được hỏa táng để đem về nước.

Ngày 17 tháng 3 năm 1945, trong lễ truy điệu các liệt sĩ tại Nhà hát lớn Hà Nội, ở bài điếu văn, người ta liệt tên Dương Bá Trạc cùng với tên hai nhà chí sĩ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Ngày hôm sau, lúc 5 giờ chiều, Hội Phật giáo Bắc Kỳ làm lễ truy điệu ông tại chùa Quán Sứ. Cùng ngày ấy, tại Sài Gòn, rất đông các nhân sĩ, trí thức và đồng bào cũng đã làm lễ truy điệu ông tại vườn ông Thượng (nay là Công viên Tao Đàn).

DƯƠNG QUẢNG HÀM

Dương Quảng Hàm (1898-1946), là nhà nghiên cứu văn học, nhà giáo dục Việt Nam.

Tác phẩm Việt Nam văn học sử yếu, do ông dày công biên soạn, được xem là cuốn văn học sử phổ thông đầu tiên bằng chữ quốc ngữ của Việt Nam.

Tiểu sử

Dương Quảng Hàm người làng Phú Thị, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Ông sinh ngày 14 tháng 7 năm 1898 trong một gia đình có truyền thống nho học. Cụ nội là Dương Duy Thanh (1804-1861), từng làm đốc học Hà Nội. Thân phụ là Dương Trọng Phổ, anh cả là Dương Bá Trạc, một trong những người sáng lập Đông Kinh nghĩa thục, trường học cách mạng đầu tiên của thành phố Hà Nội, em là Dương Tụ Quán, đều là những danh sĩ có tiếng đương thời.

Thuở nhỏ ông học chữ Nho, sau ra Hà Nội học chữ quốc ngữ. Năm 1920, tốt nghiệp thủ khoa trường cao đẳng Sư phạm Đông Dương. Từ năm 1920 đến 1946, ông làm giáo viên trường Bưởi (tức trường trung học bảo hộ, tiền thân của trường Chu Văn An ngày nay). Sau thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông được bổ nhiệm làm thanh tra Trung học vụ, rồi làm hiệu trưởng của trường Bưởi.

Trong hơn 20 năm (1920-1945), Dương Quảng Hàm đã làm việc không mệt mỏi, vừa giảng dạy, vừa viết sách giáo khoa văn học và sử học cho nhà trường từ bậc tiểu học đến bậc trung học, vừa bằng tiếng Pháp vừa bằng tiếng Việt. Hai cuốn sách có giá trị nghiên cứu nhất của ông là Việt Nam văn học sử yếu (1941),Việt Nam thi văn hợp tuyển (1942).

Riêng tác phẩm Việt Nam văn học sử yếu được Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam Cộng hòa chính thức dùng làm sách giáo khoa chương trình lớp Đệ Tam (tức là lớp 10) trong nhiều năm liền.

Ngoài ra, ông còn biên soạn cuốn Lectures littéraires sur L’ Indochine (Bài tuyển văn học về Đông Dương, biên soạn cùng với Pujarnicle), Quốc văn trích diễm (1925), Tập bài thi bằng sơ học yếu lược (1927, soạn chung với Dương Tự Quán), Những bài lịch sử Việt Nam (1927), Văn học Việt Nam (1939), Việt văn giáo khoa thư (1940), Lý Văn Phức - tiểu sử và văn chương (viết xong khoảng năm 1945) và rất nhiều bài báo tiếng Việt, tiếng Pháp đăng trên các báo Nam Phong, Hữu Thanh, Tri Tân và báo của người Pháp…[2]

Ông mất khi còn đang tại chức vào tháng 12 năm 1946 (không rõ ngày), tại Hà Nội trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, hưởng dương 48 tuổi.

Ghi công

Hậu thế đã đánh giá về sự nghiệp trước tác của Dương Quảng Hàm là:

Người thầy xuất sắc đã đào tạo hàng nghìn học trò trong một phần tư thế kỷ.(có những học trò mến phục tài đức của ông mà chọn nghề sư phạm).
Nhà nghiên cứu văn học đã đặt nền móng cho môn lịch sử văn học, văn học so sánh ở Việt Nam, người khởi xướng chương trình quốc học cho nền giáo dục hiện đại.”
Về nhân cách, ông là “một nho sĩ yêu nước, một nhà mô phạm từ cách ăn mặc, nói năng đến mối quan hệ thầy trò, nhất nhất đều theo quan niệm chữ Lễ của Khổng học” …[6]
Để ghi nhớ công ơn của người thầy giáo mẫu mực, người viết sách giáo khoa văn học, cũng đồng thời là người nghiên cứu lịch sử văn học uyên bác, ngày 14 tháng 7 năm 1993 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Viện Khoa học giáo dục và Viện Văn học đã tổ chức lễ kỷ niệm và hội thảo khoa học về Dương Quảng Hàm nhân 95 năm ngày sinh của ông.

Hiện nay tại thị xã Hưng Yên, TP Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội đều có đường phố mang tên Dương Quảng Hàm

DƯƠNG TỬ GIANG

Dương Tử Giang (1914 – 1956). tên thật là Nguyễn Tấn Sĩ, sinh năm 1914 tại xã Nhơn Thạnh, thị xã Bến Tre, trong một gia đình trung lưu. Sau khi học hết trung học ở Mỹ Tho, vốn mê thích sân khấu, nên đứng ra lập một gánh hát (1936), nhưng chỉ trong một thời gian ngắn vì nợ nần nên rã gánh. Ông xin dạy học ở Trường tiểu học Thủ Đức. Sau đó, sang làm thư ký ở Ty Thương chánh Hà Tiên, nhưng vì mê đá gà, nên xài thâm tiền két, rồi bỏ lên núi Tà Lơn cho đến ngày Nhật đảo chính Pháp mới về lại Bến Tre. Lên Sài Gòn, anh gia nhập vào làng báo, lần lượt viết cho các báo Mai, Sống của nhóm Đông Hồ và Trúc Hà, báo Thanh niên của Huỳnh Tất Phát và Mai Văn Bộ. Cũng trong thời gian này, anh cho xuất bản quyển Bịnh học và Duyên hay nợ.

Sau ngày Nam Bộ kháng chiến, cái tên Dương Tử Giang (ba chữ đầu của câu thơ Đường mà anh rất thích: Dương Tử Giang đầu dương liễu xuân) xuất hiệen trên mặt báo chí Sài Gòn như một ngòi bút sắc sảo, xông xáo và dũng cảm, dám vạch trần tính chất cuộc chiến tranh phi nghĩ của Pháp ở Đông Dương. Cùng với Vũ Tùng và Thiếu Sơn trong nhóm Justice (Công lý) - cơ quan chính thức của đảng xã hội Pháp ở Đông Dương – anh có nhiều điều kiện đóng góp cho phong trào Báo chí Thống nhứt của Sài Gòn và Nam Bộ trong những năm đầu chống Pháp.

Năm 1946, vì một bài báo đả kích đội quân viễn chinh, anh bị Pháp bắt giam một thời gian. Trong Khám Lớn Sài Gòn, Dương Tử Giang đã tham gia đắc lực vào việc ra hai tờ báo bí mật trong lao: tờ Tiếng tù và Đêm Khám Lớn.

Sau đám tang học sinh Trần Văn Ơn (bị Pháp bắn chết), Chính phủ Trần Văn Hữu và Nguyễn Văn Tâm quay ra đàn áp mạnh báo chí. Chúng cho bọn mật vụ ám sát hai ký giả yêu nước Nam Quốc Cang và Đinh Xuân Tiếu. Trong đám tang Nam Quốc Cang, Dương Tử Giang đã leo lên cột đèn, đứng diễn thuyết tố cáo âm mưu đê hèn của địch. Sau đó, anh bị truy nã. Thấy không thể tiếp tục hoạt động hợp pháp trên lĩnh vực báo chí tại Sài Gòn, anh thoát ly ra khu vực 9. Tại đây, anh cùng với Thiếu Sơon công tác tại tòa soạn báo Cứu quốc Nam Bộ và tham gia các hoạt động văn nghệ kháng chiến ở khu.

Sau hiệp định Genève (1954), Dương Tử Giang được phân công về lại Sài Gòn. Trở lại thành phố cũ, nơi anh từng hoạt động, không kịp nghỉ ngơi, anh lao ngay vào công việc. Cùng với anh em kháng chiến ở khu về và những cán bộ hoạt động tại chỗ, anh chạy tiền để ra báo. Các tờ Công lý, Điện báo rồi Duy tân lần lượt ra đời. Anh còn dự định thành lập một gánh hát bộ và thông qua nghệ thuật này, hồi ở khu đã từng viết nhiều kịch bản tuồng, vừa là diễn viên sân khấu rất được hoan nghênh.

Ngày 8-10-1955, trong chiến dịch khủng bố những người kháng chiến cũ, chính quyền Diệm đã bắt anh cùng với hàng loạt nhà văn, nhà báo yêu nước tiến bộ khác như Lý Văn Sâm, Thiếu Sơn, Tư Mã Việt, Tô Nguyệt Đình… với tội danh là "thân cộng". Chúng giam anh ở bót Catina một thời gian, sau đó chuyển về trại giam Tân Hiệp, Biên Hòa. Ngày 2-12-1956, trong cuộc nổi dậy phá trại, vượt ngục của tù nhân chính trị tại đây, Dương Tử Giang đã bị trúng đạn ở ngay cửa ngõ của nhà lao.

Theo hồi ký của Lý Văn Sâm, người bạn văn, cũng là người bạn tù thân thiết nhất của anh, thì trước giờ hành động, Dương Tử Giang còn tâm sự với Lý Văn Sâm: "Trong hai thằng chúng mình, trong trận này, nếu một đứa hy sinh, thì đứa còn lại phải sống bằng tiềm lực của hai đứa cộng lại”. Sau đó Lý Văn Sâm đã thoát ngục về với cách mạng, còn Dương Tử Giang thì hy sinh bên cửa trại giam. Lúc ấy, anh 38 tuổi, cái tuổi tràn đầy sinh lực. Bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp đón nhận tin này với tất cả lòng tiếc thương vô hạn một nhà báo tài năng, một cây bút đánh địch sắc sảo, một người bạn chí tình, chí nghĩa với anh em, dù ở trong thành hay ở ngoài khu.

Nhà văn Thiếu Sơn, một người bạn vong niên của Dương Tử Giang đã viết về anh như sau: "Dương Tử Giang là một chiến sĩ với những đức tính kiên trung, nghĩa dũng khiến cho tôi phải kính phục vô cùng. Suốt thời gian kháng chiến, chưa bao giờ Dương Tử Giang từ chối một công tác khó khăn nào, chưa bao giờ Giang lẩn tránh một gian nguy, khổ cực nào. Con đường chính nghĩa đó, Giang đã đi tới cùng, dù không sự nghiệp gì đáng để lại, nhưng Giang là một tấm gương hy sinh cho đại nghĩa, một tấm gương đáng nêu cho mọi người trong giây phút vẻ vang của dân tộc" (báo Sài Gòn giải phóng, số 13-12-1987). Thực ta, nghiệp cầm bút của anh bị cắt đứt giữa đường, nhưng những gì anh để lại cho đời đâu phải nhỏ. Ngoài hàng trăm bài báo chống lại bạo quyền, anh đã để lại một số sáng tác viết từ sau CMT8-1945: Một vũ trụ sụp đổ (tập truyện – 1949), Tranh đấu (tiểu thuyết – 1949), Cô gái tàu thưng (truyện thơ – 1956), Vè Bảo Đại (1956) và một số kịch bản tuồng viết trong thời kỳ hoạt động ở khu 9 Nam Bộ như Trương Phi thủ cổ thành, Nguyễn Trung Trực quy thần, Ký Charton và Le Page.

Dương Tử Giang còn là một tấm gương sáng về tinh thần lạc quan cách mạng, yêu đời, làm việc không biết mệt mỏi, kể cả trong những trưong hợp túng bấn, đói rách, không có đồng xu dính túi. Cuộc đời anh, sự nghiệp anh đẹp trọn vẹn như anh đã từng nuôi mộng ước trong một bài thơ gửi bạn:

Một thuở ra đi vì nghĩa lơn
Ngàn năm trẻ mãi với quê hương!

ĐÀO CAM MỘC

Theo sử sách ghi chép và các di tích còn lại thì Đào Cam Mộc quê ở làng Lang Thôn, xã Định Tiến, huyện Yên Định. Sau khi bố mất, ông theo mẹ về quê ngoại làng Nam Trịnh, xã Yên Trung cùng huyện. Từ nhỏ Đào Cam Mộc tỏ rõ thông minh, khỏe mạnh. Khi Vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) tuần du về Thanh Hóa, qua đoạn sông Mã (đoạn sông chảy qua Yên Trung, Yên Bái, nay sông Mã đã đổi dòng) thuyền bị mắc cạn. Đào Cam Mộc vừa dùng sức khỏe và mưu mẹo đưa được đoàn thuyền vượt qua bãi cạn. Từ đó ông được tin dùng và dần thăng chức Chi hậu triều vua Lê Ngọa Triều (1006-1009).

Lên ngôi vua, Lý Công Uẩn phong Đào Cam Mộc là Nghĩa tín hầu và gả trưởng công chúa An Quốc cho ông. Đào Cam Mộc làm quan triều Lý đến năm 1015 thì mất, được triều đình nhà Lý tặng Thái sư Á Vương.

Ở Thanh Hóa, có 3 nơi thờ Đào Cam Mộc đều ở huyện Yên Định. Ở làng Lang Thôn, xã Định Tiến, quê nội Đào Cam Mộc có ngôi chùa Hưng Phúc xây dựng từ thời Đinh. Vào niên hiệu Thần Vũ (1069-1072) để nhớ ơn vị khai quốc công thần này, vua Lý Thánh tông cho nâng cấp chùa Hưng Phúc và tạc tượng Đào Cam Mộc thờ ở chùa với tôn hiệu: “Bản tự Nghĩa Tín Hầu, già lam chân tể thánh chúng, chân quan Đào Công vị tiền” và khắc bia ghi công (bia này bị đập vỡ đang bỏ ở dưới giếng ở Lang Thôn). Chùa Hưng Phúc mới bị đổ nát trong chiến tranh chống Mỹ.

Ở làng Nam Trịnh, xã Yên Trung (nay là làng Nam Thạch) quê ngoại Đào Cam Mộc có nghè thờ quan Thái sư. Bức chạm ở nghè có chữ: “ Sinh vi Lý tướng, tử vi Lê thần” (sống làm tướng nhà Lý, chết làm thần nhà Lê). Nghè quan Thái sư đổ nát trong chiến tranh chống Pháp. Những năm gần đây, làng Nam Thạch đã xây được đền thờ Thái sư Á vương Đào Cam Mộc trong làng, cách nghè cũ khoảng 500 mét. Một nơi có nghè thờ Đào Cam Mộc nữa là ở làng Bùi Hạ, xã Yên Phú. Nguyên do như sau: Trước kia vào những năm lụt, nước sông Mã dâng cao, một số đồ thờ ở nghè Thái sư bị trôi về làng Bùi Hạ (cách làng Nam Thạch 3 km). Dân làng Bùi Hạ nhận được đồ thờ, qua đọc bài vị bèn gửi trả lại nghè. Trong một lần lụt lội sau đó đồ thờ ở nghè quan Thái sư lại trôi về làng Bùi Hạ. Dân làng Bùi Hạ cho là sự lạ bèn xây đền thờ gọi là Nghè Hạ. nghè Hạ ở làng Bùi Hạ đã đổ nát trong chiến tranh chống Mỹ.

Đào Cam Mộc có vợ là công chúa An Quốc và còn có một bà vợ nữa là Đỗ Thị Uyển con quan Đỗ Hương ở làng Vân Tra, xã An Đồng, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng. Bà Uyển sinh 2 con trai là Đào Lôi và Đào Điện. Đào Lôi sinh năm 987 làm quan triều Lý, sau khi góp công dẹp yên loạn 3 vương được Lý Thái tông phong làm Tả phúc tâm, sau được phong Thái úy tước Thành quốc Công. Do có công đóng góp xây dựng quê ngoại - làng Vân Tra nên Thái úy, Thành Quốc Công Đào Lôi được thờ phụng ở đình. Thân mẫu Đào Lôi, được táng ở gần chùa, chùa Vân Tra, có bàn thờ thờ bà Đỗ Thị Uyển. Cụm di tích đình và chùa Vân Tra xã An Đồng, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1994.

Hiện nay, ở quận 8, thành phố Hồ Chí Minh có con đường mang tên Đào Cam Mộc để ghi nhớ tới vị đệ nhất công thần, người có công đầu trong việc tôn phù Lý Công Uẩn lên ngôi vua, khai lập nên vương triều nhà Lý.

ĐÀO DUY ANH

Đào Duy Anh (25 tháng 4 năm 1904 tại Thanh Hóa – 1 tháng 4 năm 1988 tại Hà Nội) là nhà sử học; nhà từ điển học; nhà nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian nổi tiếng của Việt Nam.

Tiểu sử

Đào Duy Anh sinh tại Thanh Hóa, dòng họ của ông vốn gốc ở làng Khúc Thủy, tổng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay là huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây), đời ông nội của Đào Duy Anh chuyển cư vào xã Trung Chính, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Sau khi đỗ Thành chung tại trường Quốc học Huế năm 1923, ông không làm công chức dưới chính quyền thực dân Pháp mà làm nghề dạy học ở Trường Tiểu học Đồng Hới tỉnh Quảng Bình.

Ông chịu ảnh hưởng của các phong trào yêu nước đang dấy lên thời kỳ đó như phong trào đấu tranh đòi "ân xá" cho Phan Bội Châu năm 1925, đám tang Phan Chu Trinh năm 1926... Cuối năm 1925, ông tham gia sự kiện Hội Quảng Tri Đồng Hới đón tiếp Phan Bội Châu trên đường từ Hà Nội vào Huế.

Năm 1926, ông từ chức giáo học, vào Đà Nẵng và có ý định đến Sài Gòn. Trên đường vào Đà Nẵng, ông đã gặp Phan Bội Châu đang bị giam lỏng ở chùa Phổ Quang, vào Quảng Nam gặp Huỳnh Thúc Kháng đang làm Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ. Ông đã giúp Huỳnh Thúc Kháng sáng lập báo Tiếng dân và làm Thư ký tòa soạn. Đào Duy Anh tham gia Việt Nam Cách mạng Đảng năm 1926 và sau khi đảng này đổi tên thành Tân Việt Cách mạng Đảng (tháng 7 năm 1928), ông trở thành Tổng Bí thư.

Năm 1928, ông sáng lập Quan hải tùng thư, với sự cộng tác của những trí thức như Võ Liêm Sơn, Trần Đình Nam, Phan Đăng Lưu... xuất bản những tập sách phổ cập để người đọc làm quen với tư tưởng khoa học và duy vật lịch sử (như Lịch sử các học thuyết kinh tế, Phụ nữ vận động, Lịch sử nhân loại, Tôn giáo là gì? Xã hội là gì? Dân tộc là gì?). Trong thời gian này, ông lấy biệt hiệu là Vệ Thạch (chim tinh vệ).

Tháng 7 năm 1929, Đào Duy Anh bị chính quyền bắt giam cho đến đầu năm 1930. Từ đó ông chuyên tâm nghiên cứu văn hóa bắt đầu là từ điển học rồi văn hóa, văn học, sử học. Sau Cách mạng tháng Tám , Đào Duy Anh được mời giảng dạy môn Lịch sử tại Đại học Văn khoa Hà Nội. Ông là Uỷ viên Ban vận động Đại hội văn hóa toàn quốc năm 1946. Trong kháng chiến chống Pháp, ông hoạt động trong Chi hội văn nghệ Liên khu IV.

Năm 1950, ông được mời ra Việt Bắc làm Trưởng Ban Sử - Địa thuộc Vụ Văn học Nghệ thuật, Bộ Giáo dục.

Năm 1952, Đào Duy Anh về Thanh Hóa giảng dạy tại trường Dự bị Đại học. Năm 1954, ông trở về Hà Nội giảng dạy tại trường Đại học Sư phạm và Đại học Văn khoa.

Năm 1956, khi trường Đại học Tổng hợp Hà Nội thành lập, ông được cử làm Chủ nhiệm Bộ môn Cổ sử Việt Nam cho đến năm 1958.

Năm 1956, ông có bài trả lời phỏng vấn về vấn đề mở rộng tự do, dân chủ đăng trên bán nguyệt san Nhân văn số 5 (ngày 20 tháng 11).

Năm 1958, Đào Duy Anh chuyển sang làm việc tại Bộ Giáo dục, năm 1960 chuyển sang Viện Sử học. Từ đây, ông thôi công tác giảng dạy đại học và tập trung vào nghiên cứu. Ông nghỉ hưu năm 1965 nhưng vẫn tiếp tục nghiên cứu cho đến khi qua đời năm 1988.

Ông là một trong số ít nhân vật Việt Nam được ghi tên vào bộ từ điển Larousse với tư cách là một nhà bách khoa toàn thư của thời hiện đại.

Đào Duy Anh được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học xã hội năm 2000. Tên của ông được đặt cho các con đường tại quận Phú Nhuận (TP Hồ Chí Minh) và quận Đống Đa (TP Hà Nọi).

ĐÀO DUY TỪ

Đào Duy Từ ( 1572-1634) là nhà quân sự và văn hóa, danh thần thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, người có công giúp chúa Nguyễn giữ vững cơ nghiệp ở Đàng Trong.

Thời trẻ

Đào Duy Từ, hiệu là Lộc Khê, quê ở xã Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh Hóa, Đại Việt[1]. Cha ông tên là Đào Tả Hán, một xướng hát chuyên nghiệp, mất năm Duy Từ lên 5 tuổi, ông được mẹ là bà Vũ Kim Chi nuôi ăn học[1]. Duy Từ tỏ ra là người thông minh sáng dạ, năm 14 tuổi ông vào học trường của Hương cống Nguyễn Đức Khoa. Nhưng Duy Từ không được thi Hương vì luật lệ của nhà Lê bấy giờ cấm con kép hát đi thi vì tục bấy giờ cho rằng xướng ca vô loài, mẹ Duy Từ phải nhờ một viên xã trưởng là Lưu Minh Phương khai đổi họ cho ông từ Đào Duy Từ thành Vũ Duy Từ theo họ mẹ. Viên xã trưởng nhân thế, ép mẹ Duy Từ phải cưới mình mới giúp, mẹ Duy Từ bàn lẩn đi bằng cách bảo khi nào Duy Từ thi đậu mới tiến hành cưới xin[1]. Khoa thi Hương năm Quý Tị (1593), Duy Từ thi đậu Á Nguyên; viên xã trưởng Lưu Minh Phương bèn đòi cưới bà Kim Chi nhưng bà viện lý do Duy Từ mới thi đậu mà mẹ đã tái giá thì xấu hổ mà từ chối, rồi bảo rằng Minh Phương hãy cho con gái lớn về lấy Duy Từ thay thế[1]. Giận dữ, Đỗ Minh Phương nộp đơn kiện bà Kim Chi làm lộ việc đổi họ của Duy Từ, viên quan huyện thụ đơn sau đi báo lại cho quan Hiến Sát[2].

Lúc bấy giờ, Duy Từ đang ở Hội văn trên Thăng Long dự thi. Khi quan thái phó Nguyễn Hữu Liêu đang phân vân chấm Duy Từ vì một số bài bàn về cải cách chính trị có hơi trái ý chúa Trịnh Tùng thì bộ Lễ truyền lệnh xóa tên Vũ Duy Từ, đánh tuột Á Nguyên, lột mũ áo[2]. Nghe tin này, bà Kim Chi cắt cổ tự vẫn[2]. Duy Từ vừa hỏng thi vừa mất mẹ nên đau buồn lâm bệnh nặng, nằm lại tại nhà trọ[3].

Gặp Nguyễn Hoàng

Đoan quận công Nguyễn Hoàng bấy giờ đang trấn Thuận Hóa, theo lệnh của vua Lê Thế Tông và chúa Trịnh Tùng về thuận hóa họp bàn việc[3]. Nhân dịp, Nguyễn Hoàng đến thăm Nguyễn Hữu Liêu; ông Nguyễn Hữu Liêu bèn kể trường hợp của Duy Từ và lấy bài vở của Duy Từ ra cho Nguyễn Hoàng xem[3]. Đọc bài của Duy Từ, Nguyễn Hòang biết đây là nhân tài có thể thu dụng cho việc ở Nam phương của mình nên âm thầm đến nhà trọ giúp đỡ tài chính chạy chữa của Duy Từ rồi mời ông vào Nam giúp mình

Vào Nam

Khi mới vào Nam, ông đi tìm chúa Nguyễn nhưng đến nơi thì không gặp do chúa đã đi xa để kinh lý. Hết tiền tiêu, Duy Từ phải tìm đường khác: ông dó được là Khám lý Trần Đức Hòa vốn là một thân tín của chúa Nguyễn nên đi đến Quy Nhơn để kiếm cơ lập thân[5]. Ông đi đến thôn Tùng Châu (nay thuộc thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) để ở chăn trâu cho nhà phú hộ Chúc Trịnh Long cách nhà Trần Đức Hòa một con sông nhỏ. Tâm ý của Duy Từ là ẩn mình, chờ đợi thờ cơ đồng thời dò xét chính sự Đàng Trong. Con trai của vị phú hộ, tên là Chúc Hữu Minh, mở Tùng Châu thi xã, lấy Duy Từ làm thư đồng để phục vụ các bằng hữu văn chương[5]. Có lần khi Duy Từ đánh trâu về, cầm roi đối đáp văn sử xưa nay với các danh sĩ, chứng tỏ mình thông hiểu mọi điều[6]. Phú hộ Chúc Trịnh Long bèn kể chuyện này cho Trần Đức Hòa; ông Trần Đức Hòa bèn tìm tới hỏi chuyện Duy Từ. Thấy Duy Từ có tài học rộng, ông mời về dạy học rồi gả con gái cho[6]. Thời gian này, Duy Từ thường ngâm bài "Ngọa Long cương vãn" bằng quốc âm để tự sánh mình với Gia Cát Lượng khi xưa.

Làm quan chúa Nguyễn

Năm 1627, nghe tin chúa Nguyễn thắng chúa Trịnh ở Nhật Lệ, Trần Đức Hòa vào chúc mừng rồi nhân đó dâng chúa Nguyễn bài Ngọa Long cương vãn. Chúa xem xong thấy lạ bèn cho mời Duy Từ đến. Khi Trần Đức Hòa dẫn Duy Từ đến, thấy chúa Nguyễn Phúc Nguyên chỉ mặc áo trắng sơ sài và đứng cửa hông đợi; Duy Từ bèn đứng lại và đòi về[6][7]. Thấy vậy, chúa liền vào thay đổi triều phục, áo mũ chỉnh tề rồi mở cửa lớn ra đón Duy Từ mới vào[8]. Chúa cho mời Đức Hòa và Duy Từ ngồi rồi hỏi Duy Từ chuyện chính sự. Duy Từ bày cho chúa các điều về chính sự gồm:

Đối phó với chúa Trịnh
Đối phó với Chiêm Thành
Khai hoang phía Nam
Chỉnh đốn nội bộ
Xây dựng quân đội
Và việc Bắc Tiến cự Trịnh về sau.

Chúa Nguyễn Phúc Nguyên nghe lời Duy Từ xong, tỏ ra mến phục cao luận, cho mở tiệc chiêu đãi. Sau đó chúa họp bàn đình thần phong cho Duy Từ làm Nha úy Nội Tán, tước Lộc Khuê Hầu, coi việc quân cơ và Tham lí quốc chính.

Ta không nhận sắc

Năm 1629, chúa Trịnh Tráng muốn lấn vào Nam bèn sai Nguyễn Khắc Minh đi mang tiếng là phong tước cho chúa Nguyễn nhưng đồng thời cũng để dò xét, Đào Duy Từ khi này là Tham Tán bèn khuyên chúa Nguyễn che giấu lực lượng và tạm nhận phong để hòa hoãn với chúa Trịnh[10]. Chúa Trịnh cũng đồng thời đòi chúa Nguyễn cho con ra Bắc chầu, nộp 30 voi đực và 30 chiến thuyền để đi cống nhà Minh bên Trung Quốc, Duy Từ khuyên là không thực hiện rồi bày kế cho chúa Nguyễn đắp lũy Trường Dục để phòng thủ. Chúa Nguyễn nghe theo và thực hiện ngay.

Về sắc phong, vào năm 1630 Duy Từ cho người làm một mâm đồng hai đáy bên trong đựng sắc của chúa Trịnh, trên phủ lụa vàng rồi sai Trần Văn Khuông đi sứ[12]. Trần Văn Khuông theo lời Duy Từ dặn dò, đối đáp, dâng mâm cho chúa Trịnh, rồi kiếm cơ trốn về. Chúa Trịnh thấy sứ đoàn đi vội sinh nghi, bèn cho lục mâm đồng thì thấy tờ sắc trước kèm bài thơ:

Mâu nhi vô địch
Mịch phi kiến tích
Ái lạc tâm trường
Lực lai tương địch!
Cả triều không ai hiểu. Giai thoại kể rằng[a] chúa Trịnh cho mời Phùng Khắc Khoan đến thì mới giải được ý nghĩa ẩn trong bài thơ là câu "dư bất thụ sắc" (ta không nhận sắc) của Duy Từ[14]. Chúa Trịnh hiểu ý trả sắc phong, nổi giận cho người đuổi theo sứ đoàn chúa Nguyễn thì cả sứ đoàn đã đi hết[15].

Ở Nam, để tăng cường phòng thủ, Duy Từ bèn bày cho chúa Nguyễn đánh chiếm phía nam Sông Gianh rồi đắp Lũy Thầy để phòng thủ[16]. Lũy Thầy và Lũy Trường Dục là hai chiến lũy quan trọng, giúp chúa Nguyễn có thể phòng thủ hiệu quả trước chúa Trịnh.

Ngoài giúp chúa Nguyễn đối phó chúa Trịnh. Duy Từ còn nhiều lần khuyên khéo được chúa Nguyễn việc chính sự, ngoài ra còn tiến cử con rể của mình là Nguyễn Hữu Tiến cho chúa Nguyễn[8]. Nguyễn Hữu Tiến về sau cũng trở thành một công thần của chúa Nguyễn như cha vợ mình.

Qua đời

Năm 1633, Đào Duy Từ lâm bệnh nặng. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên đích thân đến thăm viếng. Duy từ khóc rồi thưa: "Thần gặp được thánh minh, chưa báo đáp được mảy may, nay bệnh đến thế này còn biết nói chi nữa" rồi Đào Duy Từ qua đời, thọ 63 tuổi[18], phụ chính cho chúa Nguyễn được 8 năm[19]. Chúa Nguyễn vô cùng thương tiếc, cho táng tại Tùng Châu và phong làm "Hiệp đồng mưu đức công thần, đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu"[18]. Đến năm thứ 5 đời vua Gia Long thì tùng tự ở Thái Miếu, đến thời vua Minh Mạng truy phong là Hoằng quốc công[18]. Năm 1836, cho sửa sang mộ phần

ĐÀO NGUYÊN PHỔ

Đào Nguyên Phổ (1861 - 1908), xuất thân trong một gia đình nho học ở xã Thượng Phán, tổng Đồng Trực, huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình (nay là xã Quỳnh Hoàng, huyện Quỳnh Phụ).
Sau khi bị bãi chức Tri huyện Võ Giàng (tỉnh Bắc Ninh) vì để "mất trộm" tiền thuế của huyện, ông đi dạy học ở Nam Định, giao du với các chí sĩ yêu nước...

Năm 1895, ông vào Huế học, năm 1898 dự thi hội, đỗ Đình nguyên Hoàng giáp và được bổ chức Hàn lâm thừa chỉ. Năm 1902, ông xin từ quan trở về Hà Nội, làm nghề viết báo.

Đào Nguyên Phổ tích cực hoạt động, truyền bá tư tưởng "duy tân", tham gia sáng lập Đông Kinh Nghĩa Thục, góp phần quan trọng xây dựng, quảng bá nền "học mới", phổ biến khoa học kỹ thuật, văn minh phương Tây, biên soạn sách giáo khoa...

Sau khi Đông Kinh Nghĩa Thục bị đóng cửa, tiếp đến kế hoạch đầu độc lính Pháp ở Hà thành bị tiết lộ, Đào Nguyên Phổ càng bị truy lùng ráo riết, đến mức ông phải quyên sinh để khỏi bị sa vào tay kẻ địch, nhằm bảo toàn danh tiết và tránh di lụy cho gia đình, cho bạn bè, đồng chí...

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2009

ĐẶNG DUNG

Đặng Dung (? - 1414[1]) là nhà thơ & là danh tướng nhà Hậu Trần trong lịch sử Việt Nam.

Thân thế & sự nghiệp

Đặng Dung người huyện Thiên Lộc, trấn Nghệ An (nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh).

Theo Đại Nam Nhất Thống Chí – phần Nghệ An tỉnh thì: Tổ tiên Đặng Dung vốn người Hóa Châu, sau di cư đến làng Phù Lưu, huyện Thiên Lộc[2]. Dưới triều nhà Hồ, ông giúp cha là Đặng Tất (? - 1409) cai quản đất Thuận Hóa[3] Sau khi quân Minh (Trung Quốc) tiến chiếm nước Việt (khi ấy có quốc hiệu là Đại Ngu), nhà Hồ sụp đổ, Đặng Dung cùng cha tham gia cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi (tức Giản Định Đế).

Năm 1409, sau trận đại chiến ở Bô Cô (xã Hiếu Cổ, huyện Ý Yên, thuộc tỉnh Nam Định ngày nay); “vì nghe lời gièm pha của bọn hoạn quan là Nguyễn Quỹ, nói rằng Đặng Tất chuyên quyền, vua Giản Định Đế đem lòng ngờ vực đã giết Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân. Đặng Dung tức giận bỏ Trần Ngỗi, cùng Nguyễn Cảnh Dị (con của Nguyễn Cảnh Chân) rước Trần Quý Khoáng từ Thanh Hóa về đất Chi La (nay là huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh), tôn lên ngôi vua (tức Trùng Quang Đế), và ông được giữ chức Đồng bình chương sự.

Về sau, do nhu cầu cần phải hợp nhất hai lực lượng, các tướng của Trần Quý Khoáng do Nguyễn Súy cầm đầu đã tổ chức đánh úp vào Ngự Thiên, đem Trần Ngỗi về Chi La tôn làm Thượng Hoàng.

Dù phải chiến đấu dưới quyền người đã giết cha mình, nhưng vì sự nghiệp chung ông đã “vượt lên trên tất cả, trước sau vẫn giữ vững phẩm cách đường đường của một vị tướng.”[5]. Từ đó ông trải qua rất nhiều trận giao chiến, nổi bật hơn cả là trận đánh vào tháng 9 năm Quý Tị (1413) ở khu vực Thái Gia.

ĐẶNG TẤT

Đặng Tất (?-1409) là danh tướng nhà Hậu Trần trong lịch sử Việt Nam.

Tiểu sử

Theo Đặng tộc đại tông phả, ông tổ 4 đời của Đặng Tất là Đặng Bá Kiển vốn cư ngụ ở vùng kinh kỳ Thăng Long, sau đó di dời vào Nghệ An. Con trưởng của Bá Kiển là Đặng Bá Tĩnh đỗ thám hoa đời nhà Trần. Bá Tĩnh chính là ông nội của Đặng Tất. Con trưởng của Bá Tĩnh là Đặng Đình Dực chính là cha Đặng Tất[1].

Đặng Tất sinh ra và lớn lên tại làng Tả Thiên Lộc, huyện Thiên Lộc, Nghệ An châu nay là xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông thi đậu Thái học sinh thời nhà Trần và được bổ làm tri phủ Hoá Châu nay là vùng Hải Lăng, Quảng Trị. Sau đó lại chuyển đến huyện Thăng Bình, Quảng Nam.

Tướng nhà Hồ

Khi Hồ Quý Ly nắm quyền bính trong triều Trần đã tin dùng Đặng Tất. Năm 1391, ông được phong làm Đại tri châu Hoá châu do cùng Hoàng Hối Khanh tố cáo hai tướng trấn thủ ở đây là Phan Mãnh và Chu Bỉnh Khuê có ý bất mãn về việc Quý Ly sắp lấy ngôi nhà Trần.

Năm 1402, để củng cố phía Nam, Hồ Quý Ly cho lập ra 4 châu mới chiếm của Chiêm Thành: Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa và đặt lộ Thăng Hoa để thống nhất cả 4 châu, cử Nguyễn Cảnh Chân làm An phủ sứ lộ Thăng Hoa. Theo sử sách, hai họ nhà Đặng và Nguyễn có thân nhau từ trước nên từ đó Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân càng thân thiết và có uy tín lớn trong vùng.

Nhân lúc nhà Hồ chưa ổn định, Chiêm Thành quấy rối phía nam. Hồ Quý Ly sai Hoàng Hối Khanh làm Tuyên uý sứ trấn thủ cả vùng Thăng Hoa. Đến Thăng Hoa, Hối Khanh chọn Đặng Tất, Phạm Thế Căng và Nguyễn Lỗ giúp việc cho mình.

Tạm hàng quân Minh

Nhà Minh đem quân sang xâm chiếm nước Đại Ngu, cha con Hồ Quý Ly thua chạy vào nam, bị quân Minh đuổi gấp, bèn viết thư cho Hoàng Hối Khanh, sai lấy dân Việt mới đến khẩn hoang ở Thăng Hoa và dân bản địa cũ làm quân “cần vương” giao cho Nguyễn Lỗ, lại phong cho người Chiêm là Chế Ma Nô Đà Nan[2] làm Thăng Hoa quận vương để vỗ về dân Chiêm tại đây.

Tháng 6 năm 1407 cha con Hồ Quý Ly bị quân Minh bắt. Chiêm Thành nhân đó mang quân đánh chiếm lại Thăng Hoa, dân mới di cư đến tan rã bỏ chạy, Hoàng Hối Khanh rút về Hoá châu. Đặng Tất về theo bằng đường thuỷ về trước, Nguyễn Lỗ đi đường bộ về sau. Lỗ vốn có hiềm khích từ trước với Đặng Tất, Trấn phủ sứ Thuận Hoá là Nguyễn Phong về phe với Lỗ ngăn không cho Đặng Tất vào thành. Tất đánh giết được Phong rồi sau đó cùng Lỗ giao chiến hơn 1 tháng, đánh bại Lỗ. Lỗ chạy sang Thăng Hoa đầu hàng Chiêm Thành và được trọng dụng.

Đà Nan cô thế bị quân Chiêm giết chết. Chiêm Thành thừa thế tiến lên đánh Hoá châu, trong khi đó quân Minh sau khi bắt cha con họ Hồ cũng tiến vào “bình định” Hoá châu. Phạm Thế Căng đón quân Minh ở Nghệ An xin hàng. Trương Phụ cử Đỗ Tử Trung đi dụ Hoàng Hối Khanh và Đặng Tất. Hối Khanh bỏ trốn. Bị kẹp giữa hai kẻ địch, Đặng Tất quyết định hàng quân Minh để ngăn quân Chiêm bắc tiến, được Trương Phụ cho giữ chức Đại tri châu Hoá châu như cũ.

Tạm yên phía bắc, Đặng Tất dồn sức chống Chiêm Thành phía nam. Quân Chiêm không đánh nổi phải rút về. Đặng Tất sai người đi tìm Hoàng Hối Khanh về bàn mưu chống quân Minh. Tháng 7 năm 1407, Hối Khanh về đến cửa Hội, gặp gió to đánh vỡ thuyền, bị thổ binh theo quân Minh bắt được. Không muốn lọt vào tay quân Minh, Hối Khanh tự sát. Trương Phụ đem thủ cấp của Hối Khanh ra bêu ở chợ Đông Đô.

Danh tướng Hậu Trần

Chuyển bại thành thắng

Tháng 11 năm 1407, tôn thất nhà Trần là Trần Ngỗi xưng đế ở Mô Đô (Ninh Bình), tức là Giản Định Đế, lập ra nhà Hậu Trần, khởi binh chống quân Minh. Quân Hậu Trần mới họp, bị quân Minh đánh bại phải chạy vào Nghệ An.

Nghe tin đó, Đặng Tất bèn giết quan lại nhà Minh ở Hoá châu và mang quân ra Nghệ An theo Trần Giản Định đế, được phong làm quốc công. Trần Ngỗi lấy con gái ông làm vợ. Nguyễn Cảnh Chân và nhiều tướng khác cũng mang quân đến họp, thế quân Hậu Trần mạnh lên.

Đầu năm 1408, theo kiến nghị của Đặng Tất, Giản Định Đế điều quân đánh Nghệ An và Diễn Châu, tiêu diệt lực lượng của hai quý tộc nhà Trần cũ là Trần Thúc Dao và Trần Nhật Chiêu theo hàng quân Minh trấn giữ.

Trương Phụ cùng tướng người Việt là Mạc Thuý (tổ 4 đời của Mạc Đăng Dung) mang quân vào đánh Diễn châu. Quân Hậu Trần ít không chống nổi, rút vào Hoá châu. Khi Trương Phụ đuổi đến cửa sông Gianh, Phạm Thế Căng ra hàng, được Phụ cho làm Tri phủ Tân Bình.

Coi như đã dẹp xong Giao Chỉ, Phụ rút về Đông Quan (Hà Nội) rồi mang đại quân về nước.

Tháng 5 năm 1408, Đặng Tất cùng Giản Định đế từ Hoá châu ra đánh chiếm lại Nghệ An. Tân Bình vẫn do Phạm Thế Căng chiếm giữ. Thế Căng cậy quyền hống hách, tự xưng là Duệ Vũ đại vương. Tháng 7 năm 1408, Đặng Tất mang quân vào đánh Tân Bình, phá tan quân Thế Căng ở cửa Nhật Lệ, bắt giết Căng và cháu là Đống Cao. Quân Hậu Trần làm chủ từ Nghệ An tới Thuận Ho.

Công thành tội

Giản Định đế muốn thừa cơ đánh ngay vào lấy Đông Quan, nhưng Đặng Tất lại chủ trương đánh xong số quân địch còn sót lại rồi mới tiến. Vua tôi bàn mãi chưa quyết định được, viện binh quân Minh ở Đông Quan đã tiếp ứng cho Mộc Thạnh chạy về cố thủ Đông Quan. Đặng Tất chia quân vây các thành và gửi hịch đi các lộ kêu gọi hưởng ứng đánh quân Minh.

Do bất đồng về sách lược, vua Giản Định không bằng lòng với ông và Nguyễn Cảnh Chân. Nghe theo lời gièm pha, vua Giản Định sợ uy tín của hai người quá cao, lại nghi ngờ hai tướng "có ý khác" vì hai người từng làm quan cho nhà Hồ và từng hàng quân Minh. Tháng 3 năm 1409, vua Giản Định đóng quân bên bờ sông Hoàng Giang, sai triệu hai tướng đến rồi sai võ sĩ bóp cổ giết chết Đặng Tất. Nguyễn Cảnh Chân sợ hãi bỏ chạy lên bờ cũng bị đuổi theo chém chết.

Hai người con hai ông là Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị bất bình vì cha bị giết oan, bỏ đi lập Trần Quý Khoáng làm vua, tức là Trần Trùng Quang Đế.

Tưởng nhớ

Thi hài Đặng Tất được các con ông mang về chôn ở làng Thế Vinh, huyện Sĩ Vang, ngoại thành Hóa châu (nay là xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế). Mộ ông nằm ở ven bờ nam sông Hương, cách bến đò Sinh khoảng 3 km và cách thành Hóa châu khoảng 7 km. Dân trong vùng tôn ông làm Thành Hoàng.

Năm 1428, Lê Lợi sau khi đánh xong quân Minh, ban chiếu cho hai cha con ông (cùng Đặng Dung) biển vàng tám chữ: "Tiết liệt cương trung - Trung thần hiếu tử", truy phong Đặng Tất làm Đại quốc công, Khuông quốc đại vương Thượng đẳng tôn thần; cho lập đền thờ tại quê hương Tả Thiên Lộc, cấp 200 mẫu ruộng lộc điền, giao cho huyện xã hằng năm cúng tế.

Vua Lê Thánh Tông ban chiếu tặng cha con ông hai câu đối:

Quốc sĩ vô song, song quốc sĩ
Anh hùng bất nhị, nhị anh hùng

Các con

Ngoài hai em là Đặng Đức, Đặng Quý, các con ông cũng đều tham gia giúp nhà Hậu Trần:

Đặng Dung
Đặng Chủng
Đặng Liên
Đặng Thát
Đặng Thúy Hạnh (lấy Giản Định Đế)

Ngày nay tại Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh đều có phố mang tên Đặng Tất

ĐẶNG THÁI THÂN

Đặng Thái Thân (1874-1910) là chí sĩ cận đại, hiệu Ngư Hải, Ngư Ông, quê làng Hải Côn, huyện Nghi Lôc, tỉnh Nghệ An. Ông đỗ đầu xứ nên gọi là đầu xứ Đặng, là học trò và đồng chí của Phan Bội Châu.

Năm 1904, ông cùng với Phan Bội Châu và một số nhà yêu nước khác lập ra hội Duy tân, xướng xuất phong trào Đông du. Cũng như Tiểu La, ông là cánh tay đắc lực của Phan Bội Châu, lo công việc của hội Duy tân từ Huế ra như bố trí cho người xuất dương.

Năm Mậu Thân 1908, ông rút vào núi tạm lánh. Một đêm ông lẻn về làng Phan Thôn, nay là xã Nghi Kim, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Có kẻ đi báo. Ông bị giặc Pháp bao vây, liệu không thoát, ông trở súng tự sát sau khi bắn chết tên tay sai Một Độ và thủ tiêu hết tài liệu bí mật.

Ông mất đi để lại lòng xót thương vô hạn cho đồng chí, đồng bào. Các đồng chí của ông làm rất nhiều thơ, liễn, đối truy niệm ông.

Phan Bội Châu ghi về ông: “Đặng quân vốn người hăng hái gan dạ, nhân phẩm lại cao, trải mười năm vừa là thầy vừa là bạn tôi (Ngục Trung Thư).

Huỳnh Thúc Kháng đề cao ông: “Người khảng khái, trầm tĩnh, học vấn uyên bác, đởm thức hơn người; cái năng lực gánh nặng đi đường xa không lộ ra ngoài, không phải là người đồng chí tâm giao thì không ai biết là người thế nào. Cụ Sào Nam ở ngoài, sau Tây Hồ và Tiểu La bị đày, mà trong khoảng vài năm phong trào Đông học còn ảnh hưởng lừng lẫy không dứt, chính nhờ sức Ngư Hải. Trong miền Nam thì có Sơn Tẩu (Đỗ Đăng Tuyển) và Nam Xương (Thái Phiên). Từ khi Ngư Hải mất, cụ Sào Nam như mất cánh tay, cái dây liên lạc trong ngoài bị đứt đoạn”(Thi tù tùng thoại).